Ý nghĩa tên 12 đường kinh

Theo Đông y, cơ thể có 12 đường kinh lạc chính, các đường kinh này có liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng và giữ vai trò to lớn trong vận hành cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật. Cùng Điện sinh học Asin chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa tên 12 đường kinh lạc nhé.

Tên gọi 12 đường kinh bắt nguồn từ đâu?

Qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước Trung Hoa đã tạo ra nhiều giá trị văn hóa đáng kính ngưỡng. Nổi bật trong đó chính là Đông y, có nhiều học thuyết như Âm dương ngũ hành, Tạng tượng, Khí huyết-Tinh-Tân-Dịch. Học thuyết Kinh lạc là cơ sở lý luận, nền móng cấu tạo nên hệ thống lý luận của y học cổ truyền phương Đông. Nó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật.

Các đường kinh lạc tuần hành

Các đường kinh lạc được bố trí hai bên tay và hai bên chân. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, bổ trợ âm dương, lưu thông khí huyết, sinh tân dịch, gắn kết lục phủ ngũ tạng, gân, mạch, cơ thịt, xương…. Đường tuần hành của chúng tạo thành một vòng tuần hoàn kín. Ghi nhớ lộ trình các đường kinh lạc tuần hành giúp thầy thuốc Đông y dễ hơn trong việc lựa chọn huyệt vị trên kinh nhằm phối hợp bổ trợ, cân bằng âm dương trong cơ thể, từ đó tăng hiệu quả điều trị.

Ba kinh âm ở tay:

Thủ thái âm phế kinh kinh phế

Thủ thiếu âm tâm kinh kinh tâm

Thủ quyết âm tâm bào lạc kinh kinh tâm bào

Ba kinh dương ở tay:

Thủ dương minh đại trường kinh kinh đại trường

Thủ thái dương tiểu trường kinh kinh tiểu trường

Thủ thiếu dương tam tiêu kinhkinh tam tiêu

Ý nghĩa tên 12 đường kinh

Ba kinh âm ở chân:

Túc thái âm tỳ kinh kinh tỳ

Túc thiếu âm thận kinh là kinh thận

Túc quyết âm can kinh kinh can

Ba kinh dương ở chân:

Túc dương minh vị kinh kinh vị

Túc thiếu dương đởm kinh kinh đởm

Túc thái dương bàng quang kinh bàng quang

Ứng dụng lâm sàng 12 đường kinh lạc

Trên học thuyết Kinh lạc, các thầy thuốc Đông y cũng đặt ra các bước thăm khám theo Tứ Chẩn: vọng – văn – vấn – thiết.

  • Vọng là quan sát sắc mặt, dáng đi, độ đậm nhạt da lông, màu sắc của lưỡi…
  • Văn: nghe tiếng nói, tiếng ho, hơi thở bệnh nhân, liền mạch hay đứt đoạn. Ngửi mùi mồ hôi, hơi thở, thậm chí cả phân tiểu…
  • Vấn: hỏi về cảm giác, vị trí đau, hỏi về hàn nhiệt trong cơ thể, cơn đau, mồ hôi, giấc ngủ, đại tiểu tiện… xác định thời gian ủ sinh bệnh.
Ứng dụng điều trị kết hợp thiết bị hiện đại
  • Thiết: sờ nắn các vùng, bấm nhẹ huyệt vị, đo tắc nghẽn đường kinh. Từ đó luận chức năng hoạt động của tạng phủ, tình trạng bệnh…

Hỗ trợ chẩn đoán

Dựa trên đường kinh lạc tuần hành người ta có thể đoán biết được vị trí khi tạng phủ bị bệnh hoặc khi kinh khí tụ lại, thường xuất hiện các phản ứng cảm giác đau khi ấn hoặc co cứng ở dưới tay khi sờ nắn, vì vậy có thể hỗ trợ thêm cho chẩn đoán bệnh ở tạng phủ và ở kinh lạc.

Hỗ trợ chọn huyệt đạo điều trị

Các bệnh lý thể hiện triệu chứng tương ứng với các đường kinh, căn cứ vào sự phân bổ của chúng, thầy thuốc có thể lựa chọn huyệt đạo điều trị. Ví dụ: kinh đởm phân bố ở ngoài cơ thể, khi kinh đởm hoặc đởm bị bệnh thì thường bệnh nhân có triệu chứng đau sườn, miệng khô, mắt hoa, tai điếc.

Hỗ trợ lựa chọn thuốc, cách thức điều trị

Ngoài ra, lựa chọn thuốc điều trị cũng chính xác hơn khi dựa trên huyệt vị các đường kinh.

Có thể cùng là một căn bệnh đau đầu nhưng khi xác định được bệnh nằm trên đường kinh nào, thầy thuốc sẽ đưa ra bài thuốc, phương pháp điều trị đúng với đường kinh đó, xét trên âm dương, hàn nhiệt.

Ứng dụng lâm sàng 12 đường kinh lạc

Ứng dụng điều trị kết hợp thiết bị hiện đại

Nhiều ứng dụng hiện đại được kết hợp với học thuyết kinh lạc cho kết quả điều trị hiệu quả. Nổi bật lên trong số đó phải kể tới vật lý trị liệu điện sinh học. Dòng điện một chiều an toàn tác động sâu trong các đường kinh lạc. Nó giúp lưu thông khí huyết mà không xâm lấn hay cần thời gian hồi nghỉ như châm cứu.

Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về điện sinh học, quý khách có thể gọi theo số HOTLINE phía dưới màn hình hoặc đến cơ sở của ASIN để trải nghiệm trực tiếp.

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Tam tiêu là gì?
Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index