Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất cả 12 đường chính kinh. Bàng quang kinh có nhiều giao huyệt với các đường kinh khác.
Túc thái dương Bàng quang kinh
Kinh bàng quang nằm ở chân, thuộc dương nên tên đầy đủ là Túc thái dương Bàng quang kinh. Đường kinh lạc này có 67 huyệt vị mỗi bên. Bàng quang kinh liên đới tới hầu hết các bộ phận và hệ chức năng, đặc biệt là Thận. Bàng quang kinh hoạt động mạnh mẽ nhất vào thời điểm từ 3 đến 5 giờ chiều.
Đường tuần hành
Bắt đầu từ mắt (huyệt Tinh Minh), lên trán, giao hội với mạch Đốc ở đầu. Từ đỉnh đầu vào não, vòng sau gáy đi dọc phía trong xương bả vai, tạo hai nhánh song song cột sống, đi sâu vào vùng xương cụt để liên lạc với thận, thuộc về Bàng quang.
Phân nhánh:
– Từ đỉnh đầu tách một nhánh ngang rẽ về góc tai.
– Từ thắt lưng có một nhánh tiếp tục đi hai bên cột sống, xuống mông, xuống mặt sau đùi, qua mông tới tới kheo chân.
– Từ hai bên xương bả vai tách ra một nhánh đi dọc hai bên cột sống đến mấu đầu gối hội với huyệt Hoàn Khiêu thuộc kinh đởm. Theo dọc bờ ngoài sau đùi hợp với đường trên ở kheo chân (huyệt Ủy Trung) đi ra ngoài mắt cá. Tiếp tục dọc bờ ngoài mu chân đến mặt ngoài ngón út. Cuối cùng kết thúc tại kinh Thiếu âm Thận ở chân.
Một số huyệt thông dụng thuộc kinh Bàng Quang
Với 67 huyệt mỗi bên, hội với nhiều đường kinh lạc, đi qua 14 huyệt du (Phế du, Tâm du, tỳ du,vị du…v.v.). Kinh Bàng Quang cho kết quả chẩn đoán và điều trị liên đới tới hầu hết tạng phủ.
Tình Minh: huyệt hội của 2 kinh thủ, túc thái dương, túc dương minh, dương kiểu, âm kiểu.
Vị trí: cách khoé trong mi mắt 0,1 thốn.
Điều trị: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, chắp, lẹo; liệt dây thần kinh số 7.
Toản Trúc:
Vị trí: chỗ lõm đầu trong lông mày, phía trên huyệt Tình Minh.
Điều trị: chóng mặt, viêm tuyến lệ, mí sụp, đau xoang trán. Kết hợp cùng huyệt ngoài Thái Dương trị viêm kết mạc.
Đại Trữ: Đại Trữ hội với Huyện Cốt, biệt lạc của Đốc, huyệt hội của Thái, Thiếu dương kinh.
Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 1, cách 1,5 tấc ngang
Điều trị: Khu hàn, phong tà, giải nhiệt, ho sốt, đau vai gáy, nhức xương.
Phong Môn: là huyệt hội của kinh Bàng Quang và Đốc mạch.
Vị trí: mỏm gai sau D2 cách 1,5 thốn.
Điều trị: đau lưng, cổ vai gáy, nóng vùng ngực và thải độc.
Phế Du: là huyệt du của phế. Có tác dụng phân tán dương khí của phổi.
Vị trí: dưới gai đốt sống lưng thứ 3, ngang cách 1,5 thốn
Điều trị: đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ, ho, khó thở, hen suyễn, chắp, lẹo.
Thừa Sơn
Vị trí: nằm ở chỗ lõm giữa bắp chân
Điều trị: chuột rút bắp chân, đau sưng mỏi bắp chân. Đau thần kinh hông, đau thắt lưng, trĩ, lòi dom, thổ tả.
Thiên Trụ:
Vị trí: Ở chân tóc sau gáy, chõ lõm ngoài gân lớn.
Chủ trị: Sái cổ, nghẹt mũi, viêm hầu họng, thần kinh suy nhược, động kinh, kinh phong…
Bạn đọc của Điện sinh học ASIN có vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý cụ thể có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0352 562 401 để được hỗ trợ!
Đọc thêm
“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]
Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]
Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]
Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]
Huyệt đạo tiếng Anh là gì? Huyệt đạo được dịch xuôi sang tiếng Anh là acupuncture points, dịch ngược nghĩa là điểm châm cứu. Tuy […]