Chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa trị thoát vị đĩa đệm yêu cầu sự kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của chuyên gia y tế. Thực hiện tốt điều đó trên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật và tăng hiệu quả điều trị không xâm lấn. Từ đó có thể đạt được sự ổn định cơ thể và tránh khả năng tái phát thoát vị đĩa đệm. Bài viết chi tiết này sẽ tổng hợp mọi kiến thức cập nhật gần nhất về thoát vị đĩa đệm, cách thức phòng ngừa cũng như điều trị.

Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về khái niệm thoát vị đĩa đệm. Tại sao căn bệnh này lại trở nên phổ biến? Lý do gì khiến cho thoát vị đĩa đệm đang dần mở rộng phạm vi và phá vỡ giới hạn độ tuổi mắc bệnh?  Dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

Khái niệm thoát vị đĩa đệm và nguyên nhân

Đĩa đệm là một tổ chức sợi mềm nằm giữa các đốt sống. Khi tổ chức sợi này tổn thương, nó lệch khỏi vị trí và chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Điều này gây ra các cơn đau từ vùng thoát vị, có thể lan dọc theo cột sống xuống các chi. Thoát vị đĩa đệm gây ra sự khó chịu và hạn chế vận động trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Thoát vị đĩa đệm thường có nguyên nhân từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Sự suy giảm chất lượng bởi thoái hóa khiến đĩa đệm dễ bị rách hoặc thoát ra khỏi vị trí.

Tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tải trọng không đối xứng, chẳng hạn như nâng vật nặng một cách sai lệch, hoặc tạo áp lực mạnh lên vùng lưng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra một số bệnh lý viêm gân cơ hay béo phì cũng có những tác động nhất định đến quá trình mắc bệnh. Thậm chí yếu tố di truyền cũng có thể góp phần tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm mở rộng phạm vi và phá vỡ giới hạn độ tuổi mắc bệnh

Lão hóa được biết tới là nguyên nhân lớn và phổ biến nhất dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Thống kê cho biết thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng ở khắp các châu lục.

Theo dữ liệu tổng hợp năm 2020, dân số thế giới chỉ còn 33% ở độ tuổi dưới 20.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ năm 1950 đạt 44%. Trong khi đó, dân số trên 40 tuổi toàn cầu hiện đã vượt ngưỡng 37%.  Những con số biết nói đó tỉ lệ thuận với số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gia tăng hằng năm.

Nhu cầu gia tăng dân số ở những quốc gia phát triển ngày càng thấp. Họ quan tâm nhiều vào nâng cao chất lượng cuộc sống hơn là phát triển sản xuất. Đó là lý do chính khiến tỷ lệ già hóa thay đổi chóng mặt. Giờ đây, con người còn phải đối mặt với các dạng bệnh lý nhiều hơn nữa khi khoa học công nghệ phát triển và tạo ra rất nhiều tiện ích.

Mặt trái của phát triển công nghệ là con người bị lệ thuộc và giảm vận động. Trên cơ sở đó, những bệnh lý béo phì, chuyển hóa nội tiết gia tăng. Phản ứng dây chuyền này tạo cơ hội cho các bệnh về cơ xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Giới hạn độ tuổi mắc bệnh ngày càng giảm và tỷ lệ người bệnh ngưỡng trên 30 ngày càng nhiều là minh chứng rõ ràng nhất.

Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường biểu hiện qua những tình trạng như đau vai cổ, đau thắt lưng, đau lan tỏa xuống chân, tê cóng và suy yếu cơ bắp tại vùng thoát vị.

Người bệnh thường trải qua cảm giác đau nhức hoặc nhói vùng lưng. Cơn đau đặc biệt rõ ràng hơn khi thực hiện các động tác nặng hoặc kéo dài.

Thoát vị đĩa đệm cổ cơn đau sẽ lan ra vai gáy và tay. Còn khi thoát vị ở vùng L4-L5-S1 cơn đau lan ra dọc theo đường dây thần kinh xuống mông và chân.

Thoát vị đĩa đệm cũng ảnh hưởng rõ rệt lên hệ thần kinh tự chủ.

Thoát vị đĩa đệm mở rộng phạm vi và phá vỡ giới hạn độ tuổi mắc bệnh

Suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, tiểu đại tiện mất kiểm soát là hệ quả từ đó. Ngoài ra, cơ bắp và khả năng kiểm soát chuyển động cũng có thể bị ảnh hưởng khi thoát vị đĩa đệm gây ra áp lực lên các dây thần kinh ở vùng lưng dưới.

Các triệu chứng có thể biến đổi tùy theo vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm. Việc nhận biết đúng dấu hiệu và triệu chứng giúp xác định chính xác hơn nguyên nhân bệnh. Đó là tiền đề để hướng dẫn cho quá trình chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tổn thương bệnh lý. Có thể thực hiện các xét nghiệm máu, đo chỉ số mật độ xương, thần kinh giao cảm.v.v. Từ đó tính toán khả năng hồi phục của cơ thể và đề ra phương pháp cụ thể. Ở đây chúng ta chia các phương pháp điều trị thành 2 dạng: xâm lấn và không xâm lấn.

Điều trị không xâm lấn

May mắn là nhiều người có thể điều trị thoát vị đĩa đệm thành công mà không cần phải mổ. Một số phương pháp điều trị không xâm lấn bao gồm:

Chăm sóc tự nhiên

Chăm sóc tự nhiên là cách đơn giản và tiết kiệm có thể thực hiện hàng ngày. Đầu tiên cơ thể cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Những thực phẩm ít đường và chất béo sẽ bổ sung năng lượng để phục hồi chức năng cơ thể. Có thể kể đến một số thực phẩm tốt như rau xanh, các loại hạt, thịt gà và cá biển…

Tiếp đó có thể áp dụng biện pháp thể dục thường xuyên để tăng cường thể chất. Một số bộ môn cường độ chậm như đi bộ, yoga, pilates rất phù hợp người bệnh cột sống để tập luyện. Đặc biệt là Yoga, phương pháp này không tốn nhiều chi phí và hiệu quả tốt.

Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Các bài tập yoga giúp kéo giãn cơ lưng, nắn chỉnh tư thế. Ngoài ra còn tăng cường sức mạnh cơ bắp và thư giãn cột sống.

Hãy cố gắng duy trì tư thế đúng khi ngồi và làm việc, cũng như tập trung vào tư thế ngủ để giảm áp lực lên cột sống lưng cổ. Tập thể dục đều đặn và các biện pháp giảm căng thẳng như yoga cũng có thể giúp ổn định cột sống.

Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ và kháng viêm

Nhiều loại thuốc giảm đau, giãn cơ và kháng viêm được nghiên cứu cho hiệu quả tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tác dụng chung của các loại thuốc này là hạn chế, làm dịu và giảm các cơn đau. Những loại thuốc trên ức chế enzym thần kinh, giảm sưng tấy và kéo giãn cơ bắp.

Một số loại thuốc chứa chất an thần để giúp người bệnh tránh bị gián đoạn giấc ngủ khi đau. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp “bật công tắc” cơ chế tự hồi phục của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng thuốc đúng chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra còn tránh không bị lạm dung thuốc dẫn đến tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và mạnh mẽ cho vùng lưng.

Có nhiều các biện pháp trị liệu không xâm lấn từ Đông y cho tới Tây y hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, các bệnh cơ xương khớp và cột sống.

Các biện pháp Tây y không xâm lấn được nhắc tới là sử dụng đai chỉnh hình, thủy trị liệu, nắn chỉnh cột sống, thôi miên… Hiệu quả điều trị không rõ ràng nhưng ít nhiều cũng hỗ trợ trong phục hồi chức năng và giảm đau.

Biện pháp vật lý trị liệu Đông y không xâm lấn có xoa bóp bấm huyệt, tắm xông, đắp thuốc.v.v.. cho hiệu quả thư giãn, làm mềm cơ, tăng tuần hoàn máu. Đặc biệt phải kể đến phương pháp trị liệu điện sinh học ASIN.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp đặc biệt này sử dụng dòng điện thấp tần tương đương dòng điện trong cơ thể giúp đả thông kinh lạc, khai thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất và cải thiện các hệ chức năng đã bị làm cho suy yếu. Dòng điện còn kích thích và tăng sinh tế bào sụn khớp làm đầy đĩa đệm bị tổn thương. Có thể nói điện sinh học là phương pháp trị liệu không xâm lấn toàn diện nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Điều trị xâm lấn

Cơ thể cũng giống như một ngôi nhà, ‘xây dễ sửa khó’. Cột sống và đĩa đệm có thể ví như những mạch nhánh điện nước trong ngôi nhà cơ thể. Người bệnh hoàn toàn có thể can thiệp phẫu thuật, thay thế những mạch nhánh đó. Tuy nhiên, điều trị xâm lấn luôn tiềm ẩn những rủi ro đến kết cấu tổng thể.

Rủi ro thường sẽ lớn dần lên theo tuổi tác bệnh nhân phẫu thuật. Khi đó cơ thể suy nhược, khả năng tái tạo tế bào giảm, phục hồi chức năng sau phẫu thuật là vấn đề khó khăn hơn rất nhiều. Một số trường hợp thay thế đĩa đệm cổ người bệnh thậm chí mất hoàn toàn khả năng vận động và tự chủ bài tiết.

Một số phương pháp phẫu thuật thông dụng bao gồm:

Discectomy

Discectomy là biện pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần đĩa đệm bị thoát vị. Thủ thuật này giúp giảm áp lực lên dây thần kinh bị nén. Trong trường hợp cắt bỏ toàn phần, bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm nhân tạo cho bệnh nhân. Thời gian lành thương sau phẫu thuật tùy thuộc vào phương thức phẫu thuật và thể trạng cho phép.

Laminectomy

Laminectomy là phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đốt sống xương (lamina). Laminectomy giúp giảm áp lực lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh gây ra do thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp cơ thể không đáp ứng điều trị y tế.

Thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh nguy hiểm?

Nó cũng có thể được thực hiện khi cơn đau đi kèm với các triệu chứng tổn thương thần kinh. Bệnh nhân có thể đi lại sau phẫu thuật vài ngày và trở lại làm việc trong vài tuần.

Lumbar fusion

Phương pháp lumbar fusion hay còn gọi là nẹp cột sống. Phẫu thuật này kết hợp hoặc cố định hai hoặc nhiều đốt sống thắt lưng lại với nhau. Điều này giúp ngăn ngừa các đốt sống di chuyển, gây đau hoặc làm tổn thương thần kinh.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết rạch ở lưng dưới của bệnh nhân. Họ sẽ loại bỏ một phần đĩa đệm và đặt một đai nẹp giữa các đốt sống. Đai nẹp sẽ giúp cố định các đốt sống lại với nhau và ngăn ngừa chúng di chuyển.

Hãy nhớ các phương pháp phẫu thuật trên đều là thông tin tham khảo. Người bệnh có thể tìm đến cơ sở y tế uy tín hoặc nhờ sự tư vấn chi tiết của chuyên gia cơ xương khớp của trước khi quyết định các phương án điều trị.

Thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh nguy hiểm?

Về mặt bản chất, thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, phải luôn đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra biến chứng hoặc rủi ro trong quá trình điều trị. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định y tế và thực hiện chính xác theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế vô cùng cần thiết.

Thoát vị đĩa đệm được cho là căn bệnh phổ biến và nhiều khả năng tái phát. Vì vậy, giữ cho mình một tâm thế sẵn sàng phòng ngừa là điều cần thực hiện ngay lập tức. Như vậy mới có thể giữ cho bản thân sức khỏe cột sống khỏe mạnh. Bạn có thể thực hiện thăm khám định kỳ để kiểm tra và lựa chọn trị liệu ngay từ khi bệnh còn chưa phát triển. Ngoài ra hãy chọn cho mình lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích và chăm chỉ tập luyện. Cải thiện sức khỏe tổng thể chính là cách thức tốt nhất trong ngăn ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bạn đang gặp các vấn đề thoát vị đĩa đệm cần chữa trị? Hãy liên hệ với chuyên gia cơ xương khớp của ASIN để được hỗ trợ tư vấn theo số Hotline bên dưới.