Chữa suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý gây ra thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhiều trường hợp phải tháo chi vì viêm nhiễm nặng. Điều trị chữa suy giãn tĩnh mạch tùy thuộc vào các phương pháp điều trị và tính toán khả năng tái phát một cách cẩn thận.

Chữa suy giãn tĩnh mạch

Suy gian tĩnh mạch là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch. Điều này gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch hình lưới và tĩnh mạch mạng nhện. Ở hai chân, trào ngược tĩnh mạch có thể xuấ hiện ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên hệ tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ. Trường hợp này có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ và khó điều trị bằng can thiệp.

Chữa suy giãn tĩnh mạch

Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân và loét.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch

Trào ngược tĩnh mạch xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch trong tĩnh mạch hiển làm ứ trệ máu lưu thông trong các nhánh. Trạng thái bình thường áp lực tĩnh mạch ở các chi được điều hòa bởi các van này. Khi van hoạt động suy giảm sẽ gia tăng áp lực tĩnh mạch và gây ra triệu chứng. Nếu cơ chế bơm máu ngược ở cẳng chân kém thì triệu chứng càng trở nên trầm trọng.

Một số nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến bao gồm:

Tuổi tác

Tuổi tác gia tăng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Lão hóa các van tại tĩnh mạch suy yếu làm máu từ tĩnh mạch về tim lưu thông khó khăn. Ngoài ra, thành tĩnh mạch cũng trở nên dày hơn và gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.

Môi trường

Môi trường cũng ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, máu được bơm đến các mao mạch gần da để làm mát cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.

Nghề nghiệp

Một số nghề nghiệp có tính đặc thù là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Những nghề này thường thể hiện ít vận động hoặc giữ nguyên tư thế quá lâu. Ví dụ như nghề giáo viên phải đứng lâu, nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều….

Thói quen xấu

Tập thể dục cường độ cao, mang vác đồ vật quá nặng, ngủ đè lên tay hoặc mặc áo bó chặt, những thói quen xấu đó có thể gây áp lực lên tĩnh mạch. Máu lưu thông kém khiến các tĩnh mạch ở tay giãn to và nổi lên, thậm chí có thể giãn vĩnh viễn.

Dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu xơ, các vitamin thiết yếu và nước cũng gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch. Điều này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra béo phì, hoặc thừa cân. Trọng lượng cơ thể gây áp lực khiến máu dồn về chân làm suy giãn tĩnh mạch.

Thay đổi nội tiết tố

Thống kê chỉ ra rằng phụ nữ có khả năng nhiều hơn bị suy giãn tĩnh mạch. Lý do bởi nội tiết tố phụ nữ thay đổi nhiều trong các thời kỳ khác nhau. Hormone phụ nữ dễ dàng thay đổi khi đang mang thai hoặc tiền mãn kinh. Sự thay đổi đột ngột này khiến cho độ bền thành mạch bị giảm đáng kể.

Một số bệnh lý khác

Suy giãn tĩnh mạch có thể là bệnh thứ phát gây ra do nhiều bệnh lý khác nhau. Từ các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường cho tới các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương… Tất cả đều làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch gây ra các triệu chứng khá cụ thể. Người bệnh gặp cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu. Phù nền có thể xuất hiện đột ngột ở cẳng chân và bàn chân ảnh hưởng và gây đau khi đi lại nhiều. Kéo dài gây tê ngứa, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng và lở loét.

Suy giãn tĩnh mạch hầu như đã tiến triển tới giai đoạn nặng người bệnh mới tìm phương án điều trị. Khi đó, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng và khó khắc phục hoàn toàn. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Tùy vào tình trạng, mức độ suy giãn tĩnh mạch và tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một biện pháp riêng lẻ hay kết hợpnhiều phương pháp.

Điều trị bảo tồn

Một số phương pháp bảo tồn không xâm lấn có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng suy giãn.

  • Dùng băng ép tạo áp lực: Băng ép giúp gia tăng áp lực lên các bắp cơ. Biện pháp này giúp các van tĩnh mạch khép lại, tạo điều kiện cho máu lưu thông về tim.  Sử dụng băng ép hoặc vớ chật giúp làm chậm tiến triển suy giãn. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát và quá trình thực hiện các biện pháp điều trị ngoại khoa.
  • Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc tăng độ bền thành mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.
  • Trị liệu điện sinh học: sử dụng dòng điện một chiều an toàn truyền vào cơ thể. Dòng điện sinh học giúp cải thiện tuần hoàn máu, đẩy mạnh tốc độ lưu thông, bơm ngược máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch. Ngoài ra, biện pháp này còn loại trừ các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm thành mạch.

Điện sinh học trị liệu thoái hóa khớp gối

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng trong các trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Đoạn tĩnh mạch suy yếu sẽ được cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng ép cố định và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.

Điều trị can thiệp nội mạch

Tại Hoa Kỳ, phương pháp phẫu thuật tĩnh mạch truyền thống đã được thay thế bằng phương pháp cắt đốt nhiệt nội mạch qua ống thông (EVTL). Phương pháp này sử dụng năng lượng từ laser hoặc sóng cao tần. EVTL được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm và gây tê tại chỗ. Trong thủ thuật EVTL, một ống thông sẽ được đưa vào tĩnh mạch hiển gần đoạn nối tĩnh mạch hiển-đùi. Ống thông này kết nối với một máy phát điện ở bên ngoài. Khi ống được rút ra khỏi tĩnh mạch, năng lượng nhiệt được giải phóng tại nơi nó đặt vào. Kết quả là nơi tĩnh mạch trào ngược bị đốt xẹp, máu sẽ chảy qua những tĩnh mạch ổn định.

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Ngoài các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, phòng ngừa là yêu cầu cần thiết để tránh làm suy yếu thêm thành mạch và gây ra các biến chứng nặng khác.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

Hoạt động thể chất đều đặn

Vận động thể chất thường xuyên, như đi bộ, tập thể dục, hoặc yoga có thể giúp tăng cường sự co bóp của cơ bắp và hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Duy trì cân nặng lành mạnh

Việc duy trì cân nặng ở mức lí tưởng giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch. Cân nặng quá nặng có thể tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Nâng chân khi nằm

Khi nằm, đặt gối dưới chân để nâng chân cao hơn mức tim. Điều này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch ở chân và cải thiện tuần hoàn máu.

Tránh thời gian dài đứng hoặc ngồi

Thời gian dài đứng hoặc ngồi một chỗ có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch. Nếu công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi nhiều, hãy tạm thời nghỉ ngơi và vận động.

Hạn chế tiêu thụ natri

Natri có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể và gây ra sưng tăng áp lực lên tĩnh mạch. Hạn chế tiêu thụ muối và thực phẩm chứa natri cao có thể giúp giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Hỗ trợ từ đồ dùng y tế

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như bít tất hoặc bít đùi có thể giúp tăng áp lực nén và hỗ trợ tuần hoàn máu trở lại tim.

Kiểm tra y tế định kỳ

Trước khi suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng, việc kiểm tra định kỳ giúp xác định nguyên nhân bệnh sớm cũng như đề xuất các phương pháp điều trị cần thiết.

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến và thường không có những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, để phòng ngừa xác suất bệnh phát triển gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, mỗi người đều cần bổ sung thêm những kiến thức về bệnh cũng như cách phòng ngừa từ sớm thông qua sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

 

Đọc thêm

Nha đam trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống, xoa bóp tinh dầu, thay đổi chế độ […]

Thực phẩm chức năng giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có thể áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc hỗ trợ, một trong số đó là sử dụng thực phẩm chức […]

Giãn tĩnh mạch nông và sâu

Giãn tĩnh mạch nông và sâu phân biệt như thế nào? Trong hai loại giãn tĩnh mạch này, loại nào nguy hiểm hơn và cần […]

Kem bôi giãn tĩnh mạch loại nào tốt nhất?

Kem bôi giãn tĩnh mạch là một giải pháp tốt trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về […]

Giãn tĩnh mạch chân tiếng Anh là gì?

Giãn tĩnh mạch chân tiếng Anh là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé. Giãn tĩnh […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index