Đái tháo đường, còn gọi là tiểu đường là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh lý này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây tử vong tức thì như tim mạch và tổn thương tai biến mạch máu não. Hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và các biện pháp điều trị sẽ giúp chúng ta đánh giá lại và có cái nhìn cẩn trọng hơn trong phòng ngừa và điều trị đái tháo đường.
Điều trị đái tháo đường
Ước tính trung bình trên thế giới cứ mỗi 6 giây lại có một người tử vong do tiểu đường. Đây là con số đáng báo động khi xu hướng tiểu đường ngày càng trẻ hóa. Tại Việt Nam, tiểu đường cũng có tỷ lệ tử vong chỉ đứng thứ ba sau ung thư và tim mạch.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường
Chúng ta cùng tìm hiểu sâu xa hơn về những nguyên nhân gây ra đái tháo đường. Có những tác nhân quan trọng gây ra tiểu đường đến từ di truyền hoặc các yếu tố bên ngoài.
Yếu tố di truyền gây đái tháo đường
Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã xác định được >40 gen liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và ~100 gen liên quan đến tiểu đường tuýp 2. Những gen này có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch. Chúng cũng định hình cấu trúc và cách thức sản xuất insulin của tuyến tụy.
Tuổi tác gia tăng
tuổi tác cao thường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đái tháo đường. Đái tháo đường type 2, đặc biệt, thường xuất hiện ở người trưởng thành và người cao tuổi hơn. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa khiến cơ thể giảm độ nhạy insulin. Lúc này cơ thể cần nhiều insulin hơn nữa để duy trì mức đường huyết bình thường.
Chưa kể đến với những người cao tuổi đã có những thói quen không lành mạnh.kéo dài. Họ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn rất nhiều.
Bệnh lý khác
Rối loạn Lipid mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì là những bệnh lý gián tiếp làm chậm chuyển hóa, nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường.
Yếu tố môi trường
Môi trường ô nhiễm khiến các tác nhân gây hại thừa cơ làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó gây ra nhiều hơn các vấn đề viêm nhiễm cho cơ thể.
Áp lực tâm lý
Nhu cầu thời đại, những cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh góp phần tạo ra thêm nhiều áp bức tâm lý với con người. Những vấn đề tâm lý đó phần nào ảnh hưởng đến cân bằng đường huyết và tăng nguy cơ tiểu đường.
Dấu hiệu và triệu chứng đái tháo đường
Dấu hiệu và triệu chứng đái tháo đường có vài phần giống với tình trạng suy nhược cơ thể. Để phân biệt bệnh lý hay suy nhược, bạn cần lưu ý nhiều hơn đến diễn biến của chúng. Các dấu hiệu có thể nhận thấy rõ ràng của tiểu đường là:
Tiểu nhiều và khát nước
Người mắc đái tháo đường thường phải tiểu tiện nhiều hơn bình thường, đặc biệt vào ban đêm. Một trong những dấu hiệu đái tháo đường đáng chú ý nhất là cảm giác khát nước thường xuyên. Khát nước xảy ra do tiểu nhiều nên cơ thể yêu cầu bù nước.
Sụt cân
Mặc dù có thể ăn nhiều hơn, nhưng người tiểu đường có thể trải qua giảm cân đột ngột. Điều này xuất phát từ việc cơ thể không sử dụng glucose một cách hiệu quả. Do vậy, bắt buộc phải tận dụng chất béo và cơ bắp làm nguồn năng lượng.
Suy nhược
Sự thiếu insulin và khả năng cơ thể không sử dụng glucose có thể gây ra mệt mỏi và yếu đuối.
Mờ Mắt
Đái tháo đường có thể gây ra sự thay đổi trong thị lực. Mắt có thể trở nên mờ do tăng đường huyết gây chảy nước từ các mắt kính trong mắt.
Nhiễm trùng và lành thương chậm
Đái tháo đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Nó làm cho người mắc bệnh dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt ở đường tiết niệu và da. Bệnh đái tháo đường có thể làm chậm quá trình lành các vết thương trên da và niêm mạc.
Sưng cứng chân tay
Một số người mắc đái tháo đường có thể trải qua cảm giác sưng và cứng chân tay. Điều này là kết quả của tổn thương dây thần kinh do đường huyết cao.
Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ đái tháo đường. Nếu bạn hoặc ai đó bạn quan tâm có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được đề cập ở trên, hãy tham khảo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Các biến chứng gây ra bởi đái tháo đường
Đái tháo đường, nếu không được kiểm soát tốt, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm như sau:
Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch có liên quan mật thiết với đái tháo đường. Đường huyết tăng cao khiến huyết áp rối loạn, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Bệnh thận
Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường là bệnh thận. Do thận chịu trách nhiệm lọc máu, đường huyết quá nhiều đường gây quá tải, tạo ra các chứng suy thận. Có nhiều người bệnh tiểu đường phải chạy thận thường xuyên.
Bệnh thị giác
Đái tháo đường có thể tác động đến võng mạc, gây ra các vấn đề về mắt. Một số bệnh kể đến như đục thủy tinh thể, viêm mống mắt thậm chí dẫn đến mất thị lực.
Tổn thương thần kinh
Đái tháo đường có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, gây ra các triệu chứng như tê ngứa, teo liệt và suy yếu cơ bắp.
Những biến chứng này nếu không điều trị kịp thời và kiểm soát đường huyết đều có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc đái tháo đường.
Nhiễm trùng nặng
Từ những dấu hiệu ban đầu là tăng nhiễm trùng và lành thương lâu, biến chứng nhiễm trùng nặng do tiểu đường gây ra có thể khiến vết loét lan rộng dẫn đến hoại tử chân. Thống kê cho biết có tới gần 25% người bệnh tiểu đường bị loét chân, có những trường hợp phải cắt chi.
Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường có 2 dạng chính: đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Trong 2 loại kể trên, đái tháo đường type 2 có tỷ lệ % người mắc nhiều hơn. Ngoài ra nó còn một biến thể khác là tiểu đường thai kỳ với triệu chứng giống nhau.
Đái tháo đường tuýp 1
Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn dịch mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, là nơi sản xuất insulin. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Tiểu đường tuýp 1 được đánh giá là nguy hiểm hơn type vì diễn biến bệnh lý khá nhanh. Không những thế, tiểu đường type 1 lại thường xuất hiện ở người trẻ dưới 30 tuổi hoặc thanh thiếu niên. Tuy nhiên, có thể được kiểm soát bằng cách tiêm insulin hàng ngày, theo dõi lượng đường huyết thường xuyên và tuân theo chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh.
Đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường type 2 là một bệnh mãn tính do cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là một hormone giúp cơ thể sử dụng glucose từ thực phẩm để tạo ra năng lượng. Tương tự như tiểu đường type 1, mức đường huyết cũng tăng cao do glucose tích tụ.
Đái tháo đường type 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất. Nó chiếm khoảng 90% tổng số ca mắc tiểu đường. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thừa cân hoặc béo phì, và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là biến thể của đái tháo đường type 2. Bệnh thường được phát hiện ở phụ nữ trong thai kỳ ở 3 tháng giữa. Khi đó, nhu cầu năng lượng của cả mẹ và thai nhi tăng cao, cơ thể không sản xuất đủ và sử dụng insulin hiệu quả. Điều này dẫn đến mức đường huyết tăng cao và tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ phần lớn thường chấm dứt sau khi hết quá trình mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm chế độ ăn ít đường và tinh bột. Nếu không kiểm soát đường huyết, có thể dẫn đến các vấn đề xảy ra cho cả mẹ và con như suy tim thận, thai to. Một vài trường hợp đặc biệt sau khi hết thai kỳ, cả mẹ và con đều mắc tiểu đường.
Phòng ngừa và điều trị đái tháo đường
Một số biện pháp mềm trong phòng ngừa và cũng có thể kết hợp trong điều trị đái tháo đường
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống là yếu tố tiên quyết trong phòng ngừa và điều trị đái tháo đường. Dù là type 1 hay type 2 hoặc thai kỳ, chế độ ăn uống với rau là chủ yếu và giảm tinh bột là nguyên tắc sống còn của tiểu đường. Ngoài ra, cũng cần hạn chế dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích.
Người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường thể chất, hỗ trợ chuyển hóa và sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài với tiểu đường.
Điều trị với thuốc
Nếu thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể kết hợp sử dụng để điều trị đái tháo đường. Một số loại thuốc giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, trong khi những loại khác giúp cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn.
Đối với tiểu đường tuýp 1, insulin là thuốc bắt buộc. Khi tiêm insulin, người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường. Tiểu đường tuýp 2 sẽ tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm insulin. Tiêm insulin dưới da có một số lưu ý về thời gian, vùng tiêm sẽ được hướng dẫn cụ thể.
Tất nhiên mỗi loại thuốc đều có những tác dụng phụ nhất đinh. Vậy nên người bệnh đặc biêt không được lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc và ghi nhớ chỉ định của bác sĩ.
Kiểm soát đường huyết
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo lượng đường trong máu được kiểm soát tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định tần suất kiểm tra đường huyết cho từng người bệnh. Thông thường, người bệnh cần kiểm tra đường huyết ít nhất một lần mỗi ngày.
Người bệnh có thể tự kiểm tra cho mình sau khi ngủ dậy, trước bữa ăn và sau bữa ăn. Việc lắng nghe cơ thể cũng như thực hiện đo thường xuyên sẽ giúp người bệnh dễ dàng nhận diễn được những biến chuyển của cơ thể. Qua đó, có thể khám chữa kịp thời và phòng tránh biến chứng
Hỗ trợ trị liệu tiểu đường với điện sinh học
Đây là phương pháp mới và đang được áp dụng khá thành công trong việc kiểm soát và điều trị đường huyết. Đặc biệt khi kết hợp với thủ pháp độc quyền của ASIN, trị liệu điện sinh học giúp lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển hóa. Dòng điện còn có tác dụng phục hồi, tăng sinh tế bào, chống viêm nhiễm vượt trội.
Kết hợp trị liệu điện sinh học với chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một thể trạng tốt để sẵn sàng đương đầu với không chỉ bệnh tiểu đường mà cả những bệnh lý khác.
Tuy là bệnh mạn tính nguy hiểm nhưng tiểu đường vẫn có thể kiểm soát tốt và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Người bệnh cần thực hiện đầy đủ chỉ định của bác sĩ cũng như rèn luyện thói quen chăm sóc sức khỏe tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được khám định kỳ để hiểu rõ và nắm bắt được tình trạng bệnh lý để có những điều chỉnh thích hợp. Theo dõi đường huyết thường xuyên để khi gặp những thay đổi bất thường có thể được hỗ trợ y tế kịp thời.