Thính giác là một trong 5 giác quan đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Cuộc sống thiếu đi thính giác giống như một bản nhạc thiếu đi những nốt trầm bổng. Tác động xấu không chỉ dừng lại trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết nhất về triệu chứng, nguyên nhân mất thính giác xảy ra cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị.
Mất thính giác
Mất thính giác, hay còn gọi là điếc. Bệnh lý này có các triệu chứng rất rõ ràng thông qua khả năng nghe của bệnh nhân. Nguyên nhân mất thính giác thường là nguyên nhân chủ động nên rất cần các biện pháp phòng ngừa để hạn chế việc điều trị và những rủi ro có thể. Chúng ta sẽ đi sâu vào các mục chi tiết dưới đây:
Triệu chứng điếc
Triệu chứng của điếc khác nhau và còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra điếc. Dưới đây là một số triệu chứng chung mà người điếc có thể trải qua:
Không nghe thấy âm thanh
Người bị điếc hoàn toàn có thể không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào. Người bị điếc một phần có thể nghe được một số âm thanh nhưng không thể nghe rõ. Họ cũng có thể chỉ nghe được một phạm vi tần số cụ thể.
Khó nghe trong môi trường ồn ào
Môi trường có nhiều tiếng ồn như trong buổi tiệc, nhà hàng hoặc công trường sẽ làm suy giảm khả năng nghe. Người điếc một phần có thể diễn tiến thành điếc đặc.
Sao lạc trong giao tiếp
Người bị điếc một tai hoặc điếc đặc thường gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác. Họ nghe không rõ hoặc không nghe thấy các từ ngữ hoặc câu hỏi. Việc giao tiếp trở nên khó khăn và thậm chí có thể gây hiểu nhầm.
Ngoái hướng khác khi nói chuyện
Người bị điếc có thể thường phải ngoái đầu để cố gắng nghe rõ hơn. Điều này cũng tùy thuộc vào cả vị trí đeo thiết bị trợ thính giúp giao tiếp. Việc mất thính giác lâu ngày khiến khả năng ngôn ngữ của họ cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, họ thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc diễn đạt hình thể.
Sự cô đơn và cô lập
Mất thính giác có thể làm cho người bị điếc cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Xuất phát từ mặc cảm, họ có thể tránh né các tình huống giao tiếp và hoạt động xã hội. Từ đó nảy sinh thêm các vấn đề ngoài bệnh lý như tâm thần.
Mệt mỏi và căng thẳng
Việc cố gắng nghe hiểu có thể gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống tổng thể của người bị điếc.
Giảm hiệu suất lao động hoặc học tập
Mất thính giác hoặc thính giác yếu gây ra giảm hiệu suất trong lao động và học tập. Đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều tương tác âm thanh hay kỹ năng nghe hiểu. Thành quả sút kém cũng làm trầm trọng hơn các vấn đề tâm lý.
Phân độ điếc suy giảm thính lực
Phân độ điếc là cách thức phân loại điếc dựa trên mức độ suy giảm thính lực. Phân độ điếc giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây điếc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều cách phân độ điếc, nhưng cách phân độ phổ biến nhất dựa trên ngưỡng nghe. Ngưỡng nghe là mức độ âm thanh mà một người có thể nghe thấy. Ngưỡng nghe được đo bằng đơn vị decibel (dB).
Theo phân độ điếc do WHO đề xuất, điếc được chia thành 4 mức độ:
- Điếc nhẹ: Ngưỡng nghe từ 20 dB đến 40 dB.
- Điếc vừa: Ngưỡng nghe từ 40 dB đến 70 dB.
- Điếc nặng: Ngưỡng nghe từ 70 dB đến 90 dB.
- Điếc sâu: Ngưỡng nghe trên 90 dB.
Người bị điếc nhẹ có thể nghe được âm thanh bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Người bị điếc vừa có thể nghe được âm thanh bình thường ở khoảng cách gần, nhưng khó nghe được âm thanh ở khoảng cách xa. Người bị điếc nặng có thể nghe được một số âm thanh cao, nhưng khó nghe được âm thanh thấp. Người bị điếc sâu chỉ có thể nghe được một số âm thanh rất lớn.
Phân độ điếc tổn thương
Ngoài phân độ dựa trên ngưỡng nghe, điếc còn được phân độ dựa trên biểu hiện tổn thương gây điếc.
Điếc dẫn truyền
Điếc dẫn truyền là do tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa. Tổn thương này khiến cho âm thanh không thể truyền dẫn tai trong bình thường.
Điếc tiếp nhận
Điếc tiếp nhận là do tổn thương ở tai trong. Khi đó, các tế bào lông trong ốc tai không thể chuyển đổi âm thanh thành các xung điện.
Điếc hỗn hợp
Điếc hỗn hợp là sự kết hợp của điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận.
Nguyên nhân gây ra điếc
Tình trạng điếc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai. Nguyên nhân gây ra điếc vì thế cũng khá đa dạng.
Điếc do chấn thương, va đập
Chấn thương hoặc va đạp là tác nhân bên ngoài có thể gây ra điếc. Đặc biệt chấn thương vùng đầu và sọ não có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe của bệnh nhân.
Điếc do lão hóa
Tuổi tác gia tăng là một nguyên nhân khiến cho dòng điện sinh học suy yếu. Khi dòng điện cơ thể suy yếu, khả năng chuyển hóa của cơ thể cũng vì vậy mà kém đi. Khí huyết lưu thông kém cũng khiến cho tế bào thính giác không đủ năng lượng nuôi dưỡng. Độ đàn hồi của cơ bàn đạp trong tai cũng suy giảm theo thời gian, dẫn đến khả năng tiếp nhận âm thanh trở nên yếu đi từng ngày.
Điếc do tiếp xúc với tiếng ồn lớn
Khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn, màng nhĩ và các xương con ở tai giữa có thể bị rung động mạnh, gây tổn thương. Các tế bào lông trong ốc tai cũng có thể bị tổn thương, dẫn đến mất thính giác.
Tiếng ồn lớn có thể gây tổn hại đến thính giác ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Người lớn tuổi có nguy cơ bị điếc do tiếng ồn cao hơn do các tế bào thính giác trong ốc tai của họ đã suy yếu và dễ bị tổn thương.
Điếc do gene hoặc bẩm sinh
Có một số người bị điếc bẩm sinh, do đột biến gen hoặc dị hình cơ xương tai gây ra. Yếu tố di truyền cũng tăng nguy cơ điếc hoặc thính lực suy giảm. Không chỉ vậy, việc bố mẹ câm điếc cũng nhiều khả năng gây câm điếc gián tiếp ở con nhỏ. Theo dõi và xử lý biên pháp điều trị trong những trường hợp này không hề đơn giản.
Điếc do bệnh lý
Điếc do tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào của tai trong, dẫn đến mất thính lực. Các bệnh tự miễn có thể gây điếc như Meniere, Lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Cogan hay u hạt đều có thể gây viêm mạch máu và ảnh hưởng đến tai trong.
Một số bệnh lý thường gặp khác như tiểu đường, Gout hay bệnh phổi… cũng đều có khả năng làm tăng viêm nhiễm gây ảnh hưởng thính lực.
Điều trị và phòng ngừa điếc
Y học tiến bộ mở ra nhiều cơ hội cho người khiếm thính có thể lấy lại khả năng nghe, có thể tận hưởng trọn vẹn âm thanh của sự sống. Những phương pháp điều trị cho hiệu quả tốt có thể kể đến như sử dụng thuốc, trị liệu điện sinh học và phẫu thuật.
Sử dụng thuốc điều trị thính giác
Cấu tạo tai rất tinh tế và phức tạp, dù chỉ là những viêm nhiễm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền dẫn âm thanh.
Sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm là phương pháp điều trị hiệu quả những trường hợp này.
Augmentin, azithromycin và kháng sinh cephalosporin cho hiệu quả tốt trong điều trị viêm tai. Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc nhỏ tai chống viêm. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ hoặc các loại thuốc tuần hoàn bổ não như hoạt huyết dưỡng não.
Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, chính những loại thuốc này lại là nguyên nhân gây ù điếc tai đột ngột. Tác dụng phụ của kháng sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa và nội tiết. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ đề ra khi sử dụng thuốc.
Trị liệu điện sinh học
Trị liệu điện sinh học mang lại hiệu quả tuyệt vời trong điều trị điếc và phục hồi các tế bào thính giác. Đặc biệt sử dụng phương pháp trị liệu điện sinh tại ASIN không dùng thuốc và không xâm lấn.
Tác dụng chính lưu thông khí huyết giúp cho năng lượng hoàn tất vòng dịch chuyển trong cơ thể một cách trơn tru đến từng bộ phận và tế bào. Dòng điện giúp đánh tan những ổ viêm nhiễm, hỗ trợ miễn dịch và đề kháng, tăng khả năng lành thương và phục hồi trong tế bào. Hiệu quả của trị liệu điện sinh học đã kiểm chứng ở những bệnh nhân điếc sâu, điếc đột ngột một bên hoặc hai bên tai.
Phẫu thuật thay điện cực thính giác
Ở những bệnh nhân điếc lâu năm hoặc bẩm sinh, ốc tai đã không còn hoạt động như mong muốn. Việc không đáp ứng lại các tần số rung khiến tai mất khả năng nghe hoàn toàn. Lúc này, phẫu thuật thay điện cực thính giác (còn gọi là ốc tai điện tử) là phương pháp cho hiệu quả tức thì.
Thay ốc tai điện tử dựa trên nguyên lý đưa thiết bị điện cực vào bên trong ốc tai. Biện pháp này giúp các tín hiệu âm thanh truyền thẳng và xuyên suốt tới đường dẫn truyền thính giác.
Lưu ý phòng ngừa điếc
Có thể dễ dàng nhận thấy bệnh điếc ảnh hưởng lớn thế nào đến trải nghiệm, sinh hoạt, học tập và phát triển của con người. Việc phòng ngừa và thiết lập cho mình những thói quen lành mạnh cho bản thân là điều vô cùng cần thiết.
Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ. Thực đơn bổ sung rau xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin sẽ giúp bồi dưỡng dòng điện sinh học trong cơ thể.
Kết hợp với tập luyện mỗi ngày để lưu thông khí huyết và tăng cường đề kháng cơ thể. Hạn chế sử dụng thuốc lá và các chất kích thích để giảm nguy cơ bệnh tật.
Bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với các tiếng ồn lớn. Nếu môi trường làm việc của bạn là công trường, nhà máy, cần trao đổi thêm vấn đề vật tư và chuẩn bị những thiết bị bảo hộ phù hợp. Không nên đeo tai nghe bật tiếng quá to, lựa chọn tai nghe chống ồn chủ động để bảo vệ tai của bạn khi ở trong những môi trường hay khu vực nhiễu loạn âm thanh.
Bảo vệ đôi tai của mình không hề dễ dàng bởi cấu tạo tinh vi mà tự nhiên tạo ra. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì cố gắng và chế độ sống hay sinh hoạt lành mạnh của bạn. Nếu gặp khó khăn trong xử lý các vấn đề về tai, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế uy tín để có được những tư vấn hiệu quả và cần thiết cho quá trình điều trị.