Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu trình điều trị Đông y. Có rất nhiều phương pháp khai thông kinh lạc khác nhau từ xoa bóp bấm huyệt cho tới dùng dược liệu hay áp dụng dưỡng sinh Đông y kết hợp thiết bị hiện đại như điện sinh học. Bài viết tổng hợp này sẽ nêu rõ chi tiết khái niệm, tác dụng và cách khai thông kinh lạc.

Lịch sử học thuyết kinh lạc

Khi nhắc tới Đông y không thể không nhắc đến hai tài liệu được xếp hạng di sản nhân loại. Đó là Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân từ thế kỷ XVI và Hoàng Đế nội kinh tố vấn từ trước Công Nguyên. Hai tài liệu tham khảo này không thể thiếu trong tủ sách của mỗi thầy thuốc Đông y.

Nếu như Bản thảo cương mục là biên soạn kho tàng dược liệu khổng lồ thì Hoàng Đế nội kinh là khởi đầu của Đông y. Nó hoàn toàn thay đổi quan niệm của người cổ đại cho rằng bệnh tật do quỷ thần tạo nên, đưa ra những luận cứ xác đáng và chi tiết về sức khỏe con người dựa trên thói quen hít thở, ăn uống, sinh hoạt. Tất cả đều được xây dựng trên nền tảng chính là học thuyết kinh lạc với các đường kinh lạc, Tinh-Khí-Thần và Lục phủ ngũ tạng.

Kinh lạc trên cơ thể con người

Nguyên lý bệnh học của Đông phương lấy luận cứ con người hòa hợp với thiên nhiên. Khí trong thiên nhiên có lục ngoại khí : phong, hàn, thấp, thử, táo, hỏa (gió độc, khí lạnh, khí ẩm, khí oi bức, khí khô hanh, khí nóng). Bất kỳ thứ nào xâm nhập vào cơ thể một cách thái quá, nếu không hóa giải được đều gây ra bệnh, khi đó gọi là lục tà.

Theo từng mức độ lục tà trước hết nhập vào da, sau nhập vào kinh lạc, tiếp tới nhập vào tạng phủ, rồi nhập vào cốt tủy, và cuối cùng nhập vào phá hoại Tam bảo. Lục tà nhập vào da gọi là biến, nhập vào kinh lạc gọi là loạn, nhập vào tạng phủ gọi là bệnh, nhập vào cốt tủy gọi là tật, nhập Tam bảo sẽ dẫn đến tử vong.

Kinh lạc là một hệ thống vô cùng phức tạp trên cơ thể người. Hệ thống này bao gồm 12 chính kinh, kỳ kinh và các kinh biệt. Chia nhỏ hơn nữa trên mỗi đường kinh lại bao gồm vô số huyệt vị. Mỗi huyệt vị chính là nơi khí ra vào, kiểm soát và phân bổ nguồn năng lượng trong cơ thể.

Tuần hành 12 chính kinh

Mười hai chính kinh bao gồm các kinh âm và kinh dương chia đều hai bên tứ chi trên dưới. Ngoài các kinh chính, trong cơ thể con người còn có hệ thống kinh lạc phụ. Hệ thống kinh phụ bao gồm kỳ kinh bát mạch và biệt kinh (kinh nhánh).

Khai thông kinh lạc

Các kinh lạc phụ có vai trò hỗ trợ trong lưu thông khí huyết và cân bằng nội lực.

Mỗi kinh lạc lại có hiệu ứng mật thiết với một bộ phận trong lục phủ ngũ tạng. Với các kinh mạch giao nhau, khí huyết tắc nghẽn trên đường kinh này vẫn có thể gây tổn hại đến các bộ phận liên quan trên kinh khác. Nắm vững đường tuần hành của kinh lạc vì vậy rất quan trọng để thầy thuốc diện chẩn đúng bệnh.

Kinh lạc vận hành

12 đường kinh vận hành tích cực theo đúng thời điểm quy định trong Tý ngọ lưu chú. Chúng hoạt động tương ứng với 12 canh giờ và thỏa mãn âm dương ngũ hành. Dựa theo các thời điểm này mà chúng ta có thể định ra thói quen sinh hoạt, đảm bảo nhịp sinh học ổn định. Trên góc nhìn diện chẩn, các cơn đau theo các canh giờ khác nhau cũng giúp thầy thuốc thêm nhận định về vị trí bộ phận tổn thương. Nhờ vậy, có thêm nhiều phương hướng điều trị.

Sáng trưa

Giờ Tý (11 giờ tối -1 giờ đêm) là giờ Đảm kinh hoạt động. Để đảm bảo chức năng tái tạo tế bào và thải độc tính của mật, cơ thể cần được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Giờ Sửu (1 – 3 giờ sáng) là giờ Can kinh hoạt động. Giống như mật, gan cũng thải độc vào thời điểm sáng sớm, cần tránh các hoạt động cơ thể khác.

Giờ Mão (5 – 7 giờ sáng) là giờ Đại trường kinh hoạt động. Thời điểm đại tràng co bóp tốt nhất, nên giữ thói quen đại tiểu tiện tầm giờ này.

Giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng) là giờ Vị kinh hoạt động. Dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt nhất lúc này, nên ăn sáng đúng giờ.

Giờ Tỵ (9 – 11 giờ sáng) là giờ Tỳ kinh hoạt động. Bạn có thể làm việc bình thường mà không ảnh hưởng hoạt động của lá lách.

Giờ Ngọ (11 giờ sáng – 1 giờ chiều) là giờ Tâm kinh hoạt động. Tim co bóp đẩy máu đến các bộ phận đã hoạt động từ sáng và chuẩn bị năng lượng cho chiều.

Nạp thức ăn và nghỉ trưa thực sự quan trọng.

Kinh lạc trên cơ thể con người

Chiều tối

Giờ Mùi (1 – 3 giờ chiều) là giờ Tiểu trường kinh hoạt động. Ăn trưa trước giờ này để đảm bảo ruột non tiêu hóa không bị gánh nặng.

Giờ Thân (3 – 5 giờ chiều) là giờ Bàng quang kinh hoạt động. Đây là thời điểm nên uống nhiều nước thải độc.

Giờ Dậu (5 giờ chiều – 7 giờ tối) là giờ kinh Thận hoạt động. Trong thời gian thận lọc máu, sinh tủy, bạn có thể ăn uống, thả lỏng cơ thể, tập luyện nhẹ

Giờ Tuất (7 – 9 giờ tối) là giờ Tâm bào kinh hoạt động. Tâm bào là màng bao tim, gửi những xung điện đến não. Thời điểm này hoạt động trí óc hoặc nghỉ ngơi đều mang lại giá trị tốt cho cơ thể.

Giờ Hợi (9 – 11 giờ tối) là giờ Tam tiêu kinh hoạt động. Tuyến nội tiết hoạt động chuyển hóa năng lượng mạnh mẽ, cơ thể cần nghỉ ngơi.

Kinh lạc tắc nghẽn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Như trên đã nói, kinh lạc có mối quan hệ mật thiết với tạng phủ. Một khi tà khí xâm nhập vào tới kinh lạc sẽ gây tắc nghẽn. Khí huyết không được lưu thông dẫn tới năng lượng trong cơ thể bị đình trệ. Lục phủ ngũ tạng không được dẫn dắt bởi năng lượng sẽ ảnh hưởng tới vận hành, từ đó sinh ra các dạng bệnh lý khác nhau.

Chủ trị 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc

Các kinh lạc tuần hành theo một quy luật chặt chẽ đối xứng âm dương, bổ trợ ngũ hành, cân bằng nội tại. Chủ trị của chúng đều liên quan tới vùng và lộ trình đi qua các các huyệt vị.

Các kinh lạc ở tay (Thủ kinh)

Thủ thái âm Phế kinh: Tương ứng với phổi, giao huyệt với đại trường.

Kinh lạc tắc nghẽn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Chủ trị: các chứng bệnh liên quan tới phổi, họng hầu như ho sốt, viêm phế quản, viêm màng phổi, phù phổi, đại tiểu tiện mất tự chủ…v.v..

Thủ quyết âm tâm bào kinh: Tâm bào là màng bao tim, kinh này giao với kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh.

Chủ trị: các bệnh thuộc vùng tim, dạ dày,  suy nhược thần kinh, các bệnh tâm thần, thiếu máu não, hen suyễn, sốt rét..v.v.

Thủ thiếu âm Tâm kinh: tương ứng với tim, nối tiếp với Thủ thái dương Đại trường

Chủ trị: các chứng bệnh ở tim, thần trí mơ hồ, loạn thần, phát dục chậm và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.

Thủ Dương minh Đại trường kinh: Tương ứng với ruột già, nối tiếp với Thủ thái âm Phế kinh.

Chủ trị: các chứng bệnh vùng đầu, mặt, răng, mắt, tai, mũi, hầu, họng, các bệnh vùng ngực, bệnh phát sốt, phong chẩn, cao huyết áp…

Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh: tương ứng tam tiêu (ba bộ vị cơ thể từ họng xuống tiền hậu âm), giao với kinh Thủ quyết âm Tâm bào và tiếp nối với Túc thiếu dương Đởm kinh.

Chủ trị: các bệnh vùng đầu, tai, mắt, các chứng bệnh ngực sườn, sốt cao, nốt phong chẩn, tiểu rắt…

Thủ Thái dương Tiểu trường kinh: Kinh tương ứng tiểu trường (ruột non), nối tiếp với Túc thái dương bàng quang kinh.

Chủ trị: các chứng bệnh vùng cổ vai gáy, bệnh tâm thần, đau lưng, bốc hỏa…

Các kinh lạc ở chân (Túc kinh)

Túc thái âm tỳ kinh: Tương ứng vời tỳ (lá lách), liên lạc với vị (dạ dày).

Nối tiếp với Thủ thiếu âm tâm kinh.

Chủ trị 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc

Chủ trị: bệnh dạ dày, bệnh tiết niệu, sinh dục, thiếu máu, mất ngủ, phù nề…

Túc quyết âm Can kinh: Tương ứng với can (gan), liên hệ với đởm (mật). nối tiếp với Thủ thái âm Phế kinh.

Chủ trị: các chứng bệnh thuộc gan mật như cao huyết áp, đau đầu, mất ngủ, mê sảng, các bệnh thuộc hệ thống sinh dục, tiết niệu…

Túc thiếu âm Thận kinh: Tương ứng với thận, liên hệ với bàng quang. nối tiếp với Thủ quyết âm Tâm bào kinh.

Chủ trị: các bệnh nội tiết và hệ thống sinh dục, tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh đau lưng, cột sống…

Túc dương minh Vị kinh: Kinh thuộc dạ dày, liên lạc với lách.

Chủ trị: các chứng bệnh thuộc vùng răng miệng, đầu mặt, bệnh ở dạ dày, cao huyết áp, thiếu máu, bạch cầu giảm.

Túc thiếu dương Đởm kinh: Tương ứng với đởm (mật), liên lạc với gan. Tiếp nối với Túc quyết âm Can kinh.

Chủ trị: các chứng bệnh vùng đầu, mắt, tai, ngực, sườn, bệnh thuộc can đởm, sốt cao, các chứng tiện bế, phù nề…

Túc thái dương Bàng quang kinh:

Kinh tương ứng với bàng quang, nối tiếp với Túc thiếu âm Thận kinh.

Chủ trị: Đau vùng thắt lưng, cột sống, vùng sau cổ, chẩm, mắt…

Lịch sử học thuyết kinh lạc

Tóm lại:     

Thủ tam âm liên tiếp thủ tam dương.

Thủ tam dương liên tiếp túc tam dương.

Túc tam dương liên tiếp túc tam âm.

Túc tam âm liên tiếp với thủ tam âm.

Hai mạch Nhâm, Đốc

Nhâm mạch bắt đầu từ giữa tầng sinh môn là huyệt Hội Âm đi lên phía trước giữa bụng. Dừng huyệt thừa tương, tương giao với Đốc mạch. Nhâm mạch tổng quản, vận hành các kinh âm của cơ thể.

Đốc mạch đi từ xương cùng nơi huyệt Trường Cường lên chính giữa lưng. Tiếp tục qua gáy tới trước đầu mũi và dừng lại ở Nhân Trung, liên kết với Nhâm mạch. Đốc mạch tổng quản vận hành các kinh dương của toàn thân.

Nhâm, Đốc mạch nằm trong Bát mạch kỳ kinh nhưng vẫn được xét đến như 2 kinh lạc chính. Nhiều tài liệu vẫn ghi nhận 14 chính kinh bao gồm cả Nhâm, Đốc. Hai kinh mạch này nằm trước và sau cơ thể, cùng bắt nguồn từ Thận (huyệt Hội Âm). Được coi là cội nguồn sức mạnh trong khí công, khi đả thông Nhâm Đốc, cân bằng âm dương, con người sẽ có được những khả năng đặc biệt như khinh công, bay lượn.

Các phương pháp khai thông kinh lạc

Hiện nay có nhiều phương pháp khai thông kinh lạc, từ những thói quen thường ngày như ăn uống, thiền định cho tới xoa bóp đấm huyệt, châm cứu.

Chúng ta sẽ chia khai thông kinh lạc thành 2 dạng: Chủ động và bị động.

Phương pháp chủ động

Việc tự bồi bổ Tinh – Khí – Thần cũng được tính là một trong những phương pháp khai thông kinh lạc. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp năng lượng ôn hòa đi vào cơ thể dễ hơn.

Thiền định, yoga hay tập luyện nhẹ nhàng giúp thổ nạp chân khí tốt hơn. Cơ nhục tăng cường hoạt động cũng giúp cho khí huyết được lưu thông, từ đó đẩy nhanh trao đổi chất và các hoạt động sinh hóa bên trong cơ thể.

Các phương pháp khai thông kinh lạc

Phương pháp bị động

Có thể kể tới ba phương pháp chính thông dụng hiện này: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và trị liệu điện sinh học. Các phương pháp này đều hoạt động chính theo cùng một nguyên lý là tác động vào các huyệt đạo nằm trên kinh lạc, giúp cho khí huyết được lưu thông. Tùy vào từng phương pháp mà có những hiệu quả và thời gian điều trị khác nhau.

Xoa bóp bấm huyệt sử dụng thủ pháp tác động lực. Phương pháp này thường không đảm bảo tác động đủ tới huyệt vị. Nó thường chỉ có công dụng trong giảm đau nhẹ nhàng, xoa dịu cơ nhục. Với những bệnh lý cụ thể xoa bóp bấm huyệt không tạo ra tính khả thi trong điều trị. Cần kết hợp với các phương pháp khác.

Châm cứu đã được lưu truyền hàng ngàn năm và có nhiều ứng dụng. Phương pháp này hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề thầy thuốc. Việc châm sai huyệt vị, bỏng rát, chảy máu, chấn thương não tủy là chuyện vẫn có thể gặp phải.

Trị liệu điện sinh học là phương pháp mới sử dụng dòng điện để đả thông kinh mạch. Dòng điện giúp cơ nhục vận động, lưu thông khí huyết. Không chỉ vậy, trị liệu điện sinh học rất an toàn và không xâm lấn và hiệu quả nhanh chóng vì đặc trưng của dòng điện chính là tốc độ. Ngoài khai thông kinh lạc, điện sinh học còn giúp tái tạo tế bào, kích thích dòng khí trong kinh lạc lưu chuyển nhịp nhàng hơn.

Tổng kết về kinh lạc

Qua hàng ngàn năm lịch sử, khái niệm kinh lạc ngày càng được củng cố vững chắc cho thấy giá trị nghiên cứu cũng như điều trị lâm sàng của nó. Việc khai thông kinh lạc cũng vậy, biện pháp này được sử dụng trong mọi liệu trình điều trị Đông y. Lấy căn cơ làm gốc, bồi dưỡng căn cơ gốc rễ chính là bồi dưỡng kinh lạc. Giữ cho nguồn năng lượng nội tại mạnh mẽ để có thể ngăn ngừa tật bệnh là chủ trương của Đông y.

Điện sinh học ASIN hy vọng thông qua những kiến thức được nêu trong bài viết này, bạn đọc có thể hiểu thêm về tầm vóc cũng như giá trị của khai thông kinh lạc trong điều trị bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về trị liệu điện sinh học hãy liên hệ qua Hotline 0352 562 401