Kinh lạc trên cơ thể người

Qua giải phẫu học Tây y, chúng ta đã biết được rất nhiều về cơ thể người. Từ cách thức hoạt động, diễn tiến bệnh lý cho tới cách dược liệu tác động lên từng mô tế bào. So sánh với Tây y, Đông y diễn tả cách thức bệnh tật theo một luận thuyết khác hẳn. Tuy nhiên, những ứng dụng chữa bệnh về kinh lạc trên cơ thể người đã được kiểm chứng tính hiệu quả trong nhiều điều trị lâm sàng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về khái niệm này.

Kinh lạc – cuộc cách mạng hàng ngàn năm

Trong hàng ngàn năm phát triển của con người, có bao thế sự xoay vần, nương dâu bãi bể. Bằng cách nào một học thuyết tồn tại và từng ngày khẳng định tính hiệu quả trong điều trị y tế? Học thuyết kinh lạc lấy thiên địa làm truyền, con người làm dẫn. Mười hai đường kinh lạc, bát mạch kỳ kinh nắm bắt và tinh lọc, tạo ra vũ trụ diễn sinh thu nhỏ trong một chỉnh thể sống là cơ thể con người.

Các đường kinh lạc

Kinh lạc trên cơ thể người được chia thành kinh mạch và lạc mạch, dọc và ngang, tả hữu, trước sau

  • Kinh mạch bao gồm 12 Chính kinh, Bát mạch kỳ kinh và 12 kinh biệt
  • Lạc mạch là nhánh tách ra từ kinh, trích dẫn tài liệu kinh điển Hoàng đế nội kinh cho biết có 15 lạc mạch, trong đó có 12 lạc của kinh chính, 1 đại lạc ở Tỳ, 2 lạc của Bát mạch kỳ kinh.

Mối liên hệ với cơ thể

  • Liên hệ tạng phủ với xương khớp: thực hiện thông qua 12 đường chính kinh, gắn kết giữa da lông, cơ nhục với nội tạng trong cơ thể.
  • Liên hệ với ngũ quan cửu khiếu: tiền hậu âm, mắt mũi tai,… đều có kinh mạch đi qua.
  • Liên hệ với phủ tạng: mỗi tạng phủ gồm có 2 đường kinh mạch quan hệ biểu lý.
Kinh lạc trên cơ thể người
  • Mối quan hệ giữa những đường kinh mạch: Đường tuần hành của 12 kinh mạch đi qua các huyệt vị. Có sự liên hệ ngang dọc giữa 12 đường kinh chính với 8 mạch kỳ kinh. Cùng lạc mạch đan xen, tạo ra mối tương quan gắn kết toàn cơ thể.

Tác dụng đối với cơ thể

Kinh lạc là đường truyền dẫn năng lượng, đảm bảo các chức năng tạng phủ. Ở một góc nhìn khác, bệnh tật (Đông y còn nhắc đến là tà khí) cũng xâm nhập và di chuyển thông qua đường kinh lạc dựa trên mối liên hệ tạng phủ. Đả thông kinh lạc giúp lưu thông khí huyết, truyền năng lượng đẩy lui tà khí, cân bằng âm dương cơ thể.

Phân bổ các đường kinh giúp cho việc chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Thầy thuốc Đông y dùng Tứ chẩn sẽ xác định rõ vùng bệnh và phương thức điều trị tương ứng theo từng đường kinh. Ví dụ như cùng là một triệu chứng đau nhức đầu nhưng vị trí đau nhức trùng với kinh lạc cụ thể. Từ đó lựa chọn các huyệt vị để xoa bóp bấm huyệt, châm cứu hay áp dụng điện sinh học.

Dưới đây là một số tác dụng của đả thông kinh lạc:

  • Giảm đau nhức
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm stress
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Tăng cường chức năng sinh lý
  • Kéo dài tuổi thọ
Thông kinh lạc bằng điện sinh học

Thông kinh lạc bằng điện sinh học

Việc thông kinh lạc rất quan trọng trong duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Bồi dưỡng nguồn năng lượng tự thân sẽ giúp cho kinh lạc trong cơ thể thông suốt dễ dàng hơn. Một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện, nghỉ ngơi điều độ vô cùng cần thiết để chăm sóc hệ thống kinh lạc khỏe mạnh.

Điều trị lâm sàng cho thấy thông kinh lạc bằng phương pháp Dưỡng sinh Đông y kết hợp Điện sinh học ASIN cho hiệu quả cao hơn so với sử dụng dược liệu hay châm cứu. Đặc biệt phương pháp này không xâm lấn và có tính an toàn cao. Dòng điện tác động sâu vào bên trong đường kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông nhanh hơn. Khoa học đã kiểm chứng, dòng điện có khả năng kích thích và tăng sinh tế bào. Ngoài ra nó còn hỗ trợ hoạt động các hệ chức năng và tăng cường miễn dịch.

Mọi thắc mắc về dưỡng sinh Đông y kết hợp điện sinh học trong vật lý trị liệu, đả thông kinh lạc có thể liên hệ qua số Hotline:0352 562 401

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Tam tiêu là gì?
Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index