Chữa đau cổ vai gáy

Chữa đau cổ vai gáy không hề dễ dàng và không thể chỉ một lần dứt điểm. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tiền sử cơ xương khớp, độ tuổi, tuân thủ lộ trình điều trị và đặc biệt là phương pháp chữa bệnh. Trong bài viết tổng quát này, chúng ta sẽ đi sâu vào tất cả các yếu tố bệnh lý. Từ đó đề ra phương pháp cũng như cách thức hoàn thiện để xử lý các yếu tố đó.

Nguyên nhân đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy được gây ra bởi nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau cổ vai gáy:

Căng thẳng cơ bắp

Căng thẳng cơ bắp là nguyên nhân thường xuyên gây ra đau cổ vai gáy. Đời sống hiện đại với thói quen vận động ít, làm việc với máy tính hay sử dụng thiết bị di động quá nhiều đã dẫn đến việc các cơ bắp cổ vai gáy của chúng ta phải chịu sự căng thẳng không ngừng. Từ đó nảy sinh các vấn đề về cơ bắp và đau cổ vai gáy.

Ngồi trong tư thế không đủ thoải mái hoặc không đúng cách có thể gây ra áp lực không đều lên cơ bắp cổ vai gáy. Đặc biệt là việc cong cổ, gập vai, hoặc gồng lưng trong thời gian dài khi ngồi trước máy tính hay điện thoại di động. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và đau ở khu vực cổ vai gáy.

Ngoài ra, các hoạt động thể thao hoặc tập luyện không đúng cách cũng có thể gây ra cơ bắp cổ vai gáy căng thẳng. Việc sử dụng quá nhiều cơ bắp cổ vai gáy hoặc sử dụng sai trong các bài tập có thể làm cơ bắp tổn thương và căng cứng.

Stress cũng là một yếu tố đáng kể gây ra căng cơ bắp cổ vai gáy. Stress trong cuộc sống hàng ngày có thể làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi và uể oải kéo dài.

Cơ bắp không được vận động dẫn tới căng thẳng, chúng ta có thể cảm nhận được sự đau mỏi và khó chịu.

Viêm cơ cổ vai gáy

Chữa đau cổ vai gáy

Viêm cơ cổ vai gáy thường xảy ra khi các cơ bắp ở vùng này được sử dụng quá mức. Điều này xảy ra khi vùng cổ vai gáy phải chịu áp lực lớn do hoạt động thể chất căng thẳng hoặc làm việc sai tư thế. Ban đầu là cơn đau âm ỉ, các triệu chứng như vết sưng đỏ sau đó dần hiện rõ.

Các vấn đề về đĩa đệm

Đĩa đệm giữa các đốt sống cổ có thể dễ dàng bị tổn thương và thoái hóa. Nhân nhầy trượt ra khỏi vị trí, gây ra cảm giác đau và khó chịu mỗi khi di chuyển.

Vấn đề về dây thần kinh

Vấn đề về dây thần kinh cổ vai gáy là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau từ bả vai xuống tay. Cổ vai gáy là vùng chứa nhiều dây thần kinh quan trọng. Có nhiều yếu tố có thể gây áp lực lên dây thần kinh từ các mô xung quanh như xương, cơ, sụn, dây chằng, đĩa đệm cột sống…

Các bệnh lý dây thần kinh như viêm dây thần kinh cổ tay, cổ chân, hay bệnh thoái hóa dây thần kinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác và chức năng cổ vai gáy.

Chúng hạn chế hoặc phá vỡ các chức năng của dây thần kinh, tạo cảm giác tê bì nhức mỏi. Các hiện tượng giật nhói hay sưng viêm vùng cổ vai gáy là triệu chứng nặng hơn.

Chấn thương

Các chấn thương do tai nạn, va chạm hay ngã có thể gây tổn thương và đau cổ vai gáy. Trong số các chấn thương, nguy hiểm nhất phải kể đến là chấn thương đốt sống cổ.

Nguyên nhân đau cổ vai gáy

Phần cổ là phần đĩa đệm yếu nhưng lại phải gánh toàn bộ trọng lượng phần đầu là khu vực nặng nhất cơ thể. Vì vậy, đốt sống cổ rất dễ bị tổn thương. Chúng ta cần lưu ý cẩn thận trong công việc, sinh hoạt và tập luyện.

Tình trạng lão hóa

Tuổi tác gia tăng, các cấu trúc trong cổ vai gáy dễ bị thoái hóa. Dòng điện sinh học suy yếu, các chức năng cơ thể không đảm bảo hoạt động được trơn tru. Các tế bào sụn khớp suy yếu cũng dẫn đến sản sinh chất nhầy bôi trơn kém. Dễ dàng xảy ra các vấn đề như gai xương, cong vẹo cột sống. Từ đó tạo gánh nặng áp lực lên cổ vai gáy và xuất hiện các cơn đau.

Bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương và dị tật cột sống đều có thể gây ra đau cổ vai gáy. Những bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và cột sống. Chúng gây ra các vấn đề về cơ bản, chèn ép dây thần kinh và ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể. Vì vậy, làm cho cổ vai gáy trở nên mệt mỏi, đau đớn và khó chịu.

Các bệnh lý khác ngoài cơ xương khớp

Ngoài các bệnh cơ xương khớp, còn một số bệnh lý khác trong cơ thể cũng có thể gây ra đau cổ vai gáy. Điều này đúng với học thuyết kinh lạc trong Đông y. Khi đó con người là một chỉnh thể với lục phủ ngũ tạng, cơ gân máu huyết, mọi bộ phận đều liên quan với nhau thông qua hệ thống kinh lạc.

Cơn đau cổ vai gáy thường xảy ra khi các vùng bị đau khác của cơ thể lan ra hoặc do tác động của bệnh lý lên cơ bắp, dây thần kinh và các cấu trúc xương khác trong vùng cổ vai gáy.

Điển hình như một số bệnh lý béo phì, viêm xoang, bệnh tim, bệnh lý của dạ dày và ruột.

Các bệnh lý khác ngoài cơ xương khớp

Các phương pháp chữa trị cổ vai gáy

Như trên đã nói, có rất nhiều nguyên nhân tác động và gây ra đau cổ vai gáy. Do đó tùy vào mức độ cụ thể mà chữa đau cổ vai gáy có thể chăm sóc tại nhà hay cần được thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc đau cổ vai gáy tại nhà cũng khá đa dạng. Bạn có thể luyện tập các tư thế trong bài tập chậm như Yoga hay Pilates. Bạn cũng có thể chườm nóng/lạnh, xoa bóp và bấm huyệt tại vùng đau hoặc sử dụng thuộc giãn cơ theo chỉ định bác sĩ.

Tạo thói quen tốt cho cơ thể

Trước tiên bạn cần tạo thói quen tốt cho cơ thể. Đơn giản chỉ là xây dựng một chế độ ăn hợp lý, ít calo giảm béo phì.

Cũng có thể là tập luyện các môn thể thao không đối kháng và nâng cao sức khỏe tổng quát như xe đạp, bơi, chạy bộ.

Tập các tư thế Yoga

Pilates bắt nguồn từ Yoga nên cả hai bộ môn đều khá giống nhau ở cường độ. Pilates yêu cầu nhiều hơn về dụng cụ tập, ở đây chúng ta chủ yếu sẽ nhắc đến Yoga. Phần lớn các động tác Yoga đều có thể tập ở nhà mà không cần hỗ trợ bên ngoài. Một số động tác yoga giúp cải tạo tư thế, nắn chỉnh cột sống rất tốt. Ngoài ra, tập luyện Yoga còn có tác dụng thư giãn cơ bắp và ổn định tâm thần.

Đường link phía trên giới thiệu một vài động tác Yoga cơ bản có thể tự tập tại nhà.

Các phương pháp chữa trị cổ vai gáy

Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý các vấn đề an toàn khi tập luyện.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không bó thít.
  • Tránh tập luyện quá sức, nên có quãng nghỉ giữa các bài tập.
  • Không vội vàng thử sức với những tư thế quá khó, có thể gây chấn thương cột sống.
  • Nên tập thường xuyên và đều đặn để thấy hiệu quả.

Chườm chỗ đau

Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh tại chỗ đau trong 15-20 phút. Chườm giúp cơ bắp được thả lỏng, giảm áp lực lên khớp. Thời tiết nồm lạnh của miền Bắc cũng dễ gây ra các vấn đề xương khớp. Lưu ý nên tránh chườm vào vùng vết thương hở, không chườm nóng vùng bong gân để tránh viêm khớp nặng hơn.

Tự xoa bóp bấm huyệt

Đây là phương pháp khá hữu hiệu trong việc giảm đau nhanh. Bạn có thể tham khảo các huyệt đạo như Đại Chùy, Phong Phủ, Kiên Tỉnh, Thiên Trụ.v.v.. Khi day bấm các huyệt trên mỗi ngày, sẽ cho tác dụng giảm đau rất tốt vùng cổ vai gáy. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của phương pháp này không cao. Lưu ý an toàn, tránh dùng lực quá mạnh hay dụng cụ ngoài thực hiện day bấm.

Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ

Trong trường hợp đau cổ vai gáy nặng hơn, bạn có thể cần điều trị bằng thuốc giãn cơ, giảm đau.

Trị liệu và phục hồi chức năng

Tùy từng loại thuốc mà hiệu quả giảm đau có thể kéo dài từ 3 đến 6 tiếng. Sau thời gian đó, thuốc hết hiệu lực và cơn đau trở lại. Việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra nhờn kháng thuốc. Bạn sẽ cần liều lượng cao hơn, như vậy tăng khả năng chịu tác dụng phụ của thuốc. Vì lý do đó, cần tuân thủ các chỉ định của dược sĩ kê đơn trước khi sử dụng.

Điều trị tại cơ sở y tế

Việc đau cổ vai gáy lâu ngày dẫn tới gân cơ trở nên yếu ớt và suy kiệt. Vận động trở nên khó khăn, cơn đau từ cổ vai gáy còn lan xuống tay chân. Lúc này các biện pháp chăm sóc tại nhà không còn bổ trợ được nhiều cho điều trị. Bạn cần tìm một giải pháp trực tiếp hơn: thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Hiện tại có rất nhiều các cơ sở điều trị đau cổ vai gáy. Các bệnh viện lớn đều có khoa xương khớp với trang thiết bị hiện đại và công nghệ cập nhật. Tuy nhiên số lượng người cần chữa đau cổ vai gáy càng ngày càng đông và đa dạng mọi lứa tuổi. Một số cơ sở tư nhân uy tín như Tâm Anh, Bắc Hà, Điện sinh học ASIN cũng đã cập nhật, nâng cấp cơ sở để đáp ứng, phục vụ đầy đủ nhu cầu của người bệnh.

Chúng ta hãy điểm qua một số phương pháp điều trị hiệu quả tại các cơ sở trên.

Trị liệu và phục hồi chức năng

Khoa phục hồi chức năng của mỗi bệnh viện đều có chức năng hỗ trị người bệnh xương khớp. Tùy vào mức độ và ngưỡng đau bệnh mà các bài tập trị liệu khác nhau theo từng bệnh viện. Có thể là thủy trị liệu, người bệnh ở trong nước và được hướng dẫn các bài tập vận động nhẹ. Hoặc là tập đạp xe tại chỗ, co gối nâng vai, nắn bóp có hộ lý hỗ trợ.

Châm cứu, bấm huyệt

Hai phương pháp châm cứu và bấm huyệt đều xoay quanh các huyệt đạo trên cơ thể. Xoa bóp, day bấm huyệt tác động lên huyệt đạo và vùng da biểu bì, làm mềm cơ, hỗ trợ lưu thông khí huyết. 

Trị liệu điện sinh học

Trong châm cứu, ngoài phương pháp truyền thống lại có thêm nhiều phương thức khác nhau như thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt), điện châm (truyền xung điện vào huyệt)…v.v.

Chiropractic

Chiropractic sử dụng nguyên tắc nắn trật khớp, tập trung vào cột sống, khớp và sự kết nối của cột sống với hệ thần kinh. Bác sĩ sẽ dùng tay hoặc thiết bị chiropractic để nắn chỉnh các khớp. Trên nguyên lý đó, khôi phục chức năng khớp và giúp chúng có thể linh hoạt trở lại. Hiệu quả lâu dài của phương pháp này vẫn đang được xem xét.

Trị liệu điện sinh học

Phương pháp trị liệu điện sinh học đã được kiểm chứng trong những năm gần đây cho hiệu quả rất cao trong điều trị chữa đau cổ vai gáy. Dòng điện sinh học tác động sâu hơn các phương pháp truyền thống khác vào bên trong. Đả thông kinh lạc, khai thông khí huyết, bồi bổ Tinh-Khí-Thần và lục phủ ngũ tạng là tôn chỉ của phương pháp này.

Đặc biệt khả năng tăng sinh và tái tạo tế bào của dòng điện giúp giảm viêm nhiễm, phục hồi chức năng vận động của cơ và xương khớp. Kết hợp với xoa bóp bấm huyệt Đông y, phương pháp trị liệu điện sinh học ASIN đang trở thành lựa chọn số 1 của các bệnh nhân đau cổ vai gáy.

Hy vọng bài viết tổng quát trên đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về cách chữa trị đau cổ vai gáy. Nếu bạn vẫn chưa hết thắc mắc và mong muốn nhận được giải đáp cụ thể hơn từ chuyên gia, xin hãy gọi theo số Hotline: 0352 562 401