Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những cơn đau sinh lý này biểu hiện ở mỗi người với thời gian và mức độ khác nhau. Đau bụng kinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào chi tiết và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và điều trị giảm đau bụng kinh.
Giảm đau bụng kinh : Biện pháp phòng ngừa và điều trị
Đau bụng kinh thường xuất hiện cùng với những cơn đau co thắt, cơn đau quặn ở vùng bụng dưới. Cơn đau biểu hiện rõ rệt nhất trong thời gian hành kinh do sự co bóp của tử cung. Đây là hiện tượng sinh lý phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Thống kê cho biết có tới hơn 50% phụ nữ gặp phải tình trạng này.
Phân loại đau bụng kinh
Để hiểu rõ các biện pháp trị đau bụng kinh, chúng ta sẽ phân loại đau bụng kinh trước. Có hai loại đau bụng kinh chính: nguyên phát và thứ phát
Đau bụng kinh nguyên phát
Đây là loại đau bụng kinh phổ biến nhất, không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào. Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát do sự co bóp quá mức của tử cung trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt.
Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát có thể là triệu chứng của một số bệnh lý phụ nữ. Bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hay ung thư cổ tử cung đều có thể xuất hiện dấu hiệu ban đầu là đau bụng kinh. Đây là lý do chị em nên thăm khám tổng quát định kỳ, bao gồm các bệnh phụ khoa. Như vậy mới có thể xác định chính xác loại đau bụng kinh mình mắc phải và biện pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng của đau bụng kinh
Triệu chứng của đau bụng kinh thường xuất hiện trước hoặc trong thời gian hành kinh. Chị em sẽ gặp phải các trường hợp đau co thắt hoặc đau quặn vùng bụng dưới. Cơn đau cũng có thể lan sang vùng thắt lưng, đùi hoặc cả 2 bên hông. Mức độ đau bụng kinh có thể diễn biến từ nhẹ đến dữ dội, từ không cảm giác rõ rệt cho đến cảm giác như gãy xương sườn. ĐIều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh hoạt của người bệnh. Chị em cần lưu ý nếu xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như buồn nôn, tiêu chảy, suy nhược, xuất huyết bất thường, rong kinh…
Để chẩn đoán đau bụng kinh, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, siêu âm đồng thời thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bụng dưới của người bệnh để đánh giá mức độ đau. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng của người bệnh, đồng thời kiểm tra các triệu chứng khác. Nếu người bệnh có các dấu hiệu bất thướng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Siêu âm vùng chậu
Siêu âm giúp bác sĩ quan sát tử cung, buồng trứng, và các cơ quan khác trong vùng chậu. Bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các bệnh lý phụ khoa. Ngoài ra cũng có thể đánh giá các trường hợp bất thường hay tình trạng viêm nhiễm. Siêu âm vùng chậu thường được thực hiện bởi bác sĩ phụ khoa hoặc kỹ thuật viên siêu âm. Quy trình siêu âm vùng chậu thường diễn ra trong khoảng 15-30 phút.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Kết hợp với kiểm tra dấu hiệu của các bệnh phụ khoa, có thể xác định nguyên nhân đau bụng kinh chính xác hơn.
Một số kết quả xét nghiệm máu có thể gợi ý các nguyên nhân gây đau bụng kinh. Cụ thể là xét mức độ sắt, hormone progesterone, prolactin và kháng thể trong máu. Việc tăng giảm bất thường các yếu tố này có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn đến đau bụng kinh.
Phòng ngừa và điều trị đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể phòng ngừa bằng cách chăm sóc tự nhiên hoặc điều trị y tế.
Chăm sóc tự nhiên
Chăm sóc tự nhiên thường được áp dụng trong các trường hợp đau bụng kinh nguyên phát. Các biện pháp này có thể thực hiện tại nhà, bao gồm:
Chườm nóng
Chườm nóng vùng bụng dưới có thể giúp thư giãn cơ và giảm đau. Chị em có thể chườm mỗi khi đau hoặc trước khi đi ngủ để thư giãn và ngon giấc hơn.
Massage
Massage vùng chậu cũng có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, có thể thử massage day ấn môi trên, đây là cách giảm đau bụng kinh truyền thống được áp dụng cho hiệu quả thấy rõ.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Những bài tập nhẹ, cường độ thấp như đi bộ, yoga giúp giảm đau bụng kinh và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe và giảm đau bụng kinh. Hạn chế sử dụng đồ cay nóng, chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Ngủ đủ giấc, thay đổi tư thế ngồi và nằm
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tăng khả năng phục hồi và giảm căng thẳng, một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh. Tư thế nằm và ngồi cũng ảnh hưởng đến cơn đau bụng kinh, chị em nên thực hiện theo đúng hướng dẫn trong chuyên mục.
Điều trị đau bụng kinh
Các biện pháp điều trị đau bụng kinh được sử dụng trong cả hai trường hợp nguyên phát và thứ phát.
Điều trị với thuốc
Thuốc giảm đau cho hiệu quả tức thì có thể áp dụng mỗi khi thấy đau. Đây là biện pháp được chị em áp dụng thường xuyên. Chị em cần chú ý điều tiết và tuân thủ chỉ định sử dụng để giữ hiệu quả giảm đau của thuốc và tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc bổ sung hormone nội tiết. Thông dụng có thể kể đến thuốc tránh thai hay thuốc điều trị nội tiết. Những loại thuốc này giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng khác của bệnh lý phụ khoa.
Trị liệu điện sinh học
Tuy là phương pháp mới, trị liệu điện sinh học đã trở thành lựa chọn khả dĩ cho hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau bụng kinh. Phương pháp này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kinh tế, linh động về thời gian trị liệu, an toàn không xâm lấn…
Dòng điện giúp lưu thông khí huyết và cải thiện vận hành hệ nội tiết, từ đó giải quyết các vấn đề đau bụng kinh. Không chỉ vậy, trị liệu điện sinh học còn giúp tăng cường trao đổi chất, thể trạng và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật khác.
Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh gặp các vấn đề lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung không đáp ứng điều trị dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bóc tách để giải quyết dứt điểm những bệnh lý này. Chỉ khi điều trị ổn định các bệnh lý phụ khoa liên quan mới có thể đánh giá chính xác tình trạng đau bụng kinh và hướng giải quyết.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi chị em thường thắc mắc khi đau bụng kinh:
Hỏi: Đau bụng kinh có chết được không?
Đáp: Đau bụng kinh không nguy hiểm đến mức gây chết người. Tuy nhiên, đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phức tạp.
Hỏi: Đau bụng kinh không được uống sữa đậu nành?
Đáp: Phytoestrogen trong đậu nành giúp bổ sung hormone và cân bằng nội tiết. Thực phẩm hay đồ uống làm từ đậu nành như sữa đậu, đậu phụ…v.v. đều rất tốt cho phụ nữ dù là trong hay ngoài kỳ kinh. Mặc dù vậy, không nên lạm dụng đậu nành hay sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa mầm đậu nành không rõ hàm lượng.
Hỏi: Đau bụng kinh có nên dùng panadol?
Đáp: Panadol là loại thuốc giảm đau không kê đơn chứa paracetamol. Khi đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng panadol để giảm đau tức thì. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng vượt quá liều lượng 4mg/ngày. Điều này có thể dẫn đến nhờn thuốc hoặc gây ảnh hưởng tới chức năng gan thận.
Hỏi: Đau bụng kinh như gãy xương sườn phải làm sao?
Đáp: Trường hợp đau bụng kinh dữ dội đến mức cảm thấy như gãy xương sườn, chị em cần áp dụng các biện pháp giảm đau ngay lập tức như dùng thuốc giảm đau kết hợp với các biện pháp chăm sóc tự nhiên. Khi cơn đau đã thuyên giảm bớt, cần đến cơ sở y tế để thăm khám và nắm bắt tình trạng cơ thể. Điều này là cần thiết để xác định cơ thể có tồn tại những bệnh lý phụ khoa nào khác là nguyên nhân làm tăng cơn đau.
Hỏi: Dùng đai massage có trị hết đau bụng kinh
Đáp: Đai massage chỉ là một trong số các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Thiết bị này hỗ trợ massage nhiều cấp độ kết hợp nhiệt chườm ấm bụng dưới. Nó không thể thay thế cho các biện pháp điều trị khác. Chị em vẫn cần lưu ý lựa chọn loại đai phù hợp về chất lượng và giá thành.
Trên đây là những chia sẻ của ASIN về các biện pháp phòng ngừa và giảm đau bụng kinh.
Đọc thêm
Trà gừng pha uống có thể giúp trị đau bụng kinh? Đúng là như vậy, thành phần của gừng có thể giúp làm dịu nhẹ […]
Dựa trên nhu cầu của nhiều chị em, nhiều hãng sản xuất đã cho ra những máy massage giúp giảm đau bụng kinh. Những thiết […]
Chị em đang sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh và lo ngại về tác dụng phụ của chúng? Hãy cùng tìm hiểu những tác […]
Đau bụng đến tháng nên làm gì? Có rất nhiều cách để giảm đau bụng khi đến tháng. Hãy cùng tham khảo một số biện […]
Không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống, cà phê đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, là thói quen của nhiều […]