Bệnh tiểu đường có thể trị hết không? Câu trả lời không phải lúc nào cũng dễ dàng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có thể kiểm soát và quản lý bệnh tiểu đường để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng. Trong bài viết dưới đây, ASIN sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về bổ ích trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có trị hết không?
Tiểu đường là một căn bệnh liên quan đến sự tăng mức đường huyết trong cơ thể. Điều này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả.
Tiểu đường được chia ra làm 2 loại tuýp 1 và tuýp 2. Đối với mỗi loại tiểu đường sẽ chia ra các khả năng điều trị khác nhau.
Loại tiểu đường và khả năng trị hết
Hai loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều liên quan đến lượng insulin trong cơ thể. Tuy nhiên, phương thức hoạt động và diễn tiến bệnh lại cho những tiên lượng khác nhau.
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 thường được gọi là tiểu đường vị thành niên hoặc tiểu đường insulin phụ thuộc. Một số trường hợp vẫn có khởi phát ở tuổi muộn hơn ngoài 30. Đây là loại tiểu đường mà cơ thể không sản xuất insulin.
Người mắc tiểu đường tuýp 1 cần tiêm insulin hàng ngày để duy trì mức đường huyết bình thường. Hiện tại, tiểu đường tuýp 1 không thể trị hết và cần điều trị tiêm insulin suốt đời.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 xuất hiện ở người trưởng thành và thường liên quan đến lối sống. Tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát và phụ thuộc nhiều hơn vào vấn đề sinh hoạt.
Người mắc tiểu đường tuýp 2 thường cần kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên. Điều trị tiểu đường tuýp 2 và có thể dùng thuốc hoặc insulin. Ngoài điều trị duy trì bằng thuốc căn bệnh mạn tính này có thể kết hợp trị liệu bằng điện sinh học để tăng cường thể chất và kiểm soát đường huyết.
Kiểm Soát và Quản Lý Tiểu Đường
Việc kiểm soát và quản lý tiểu đường là quá trình lâu dài và yêu cầu sự cam kết tự quản lý từ người bệnh. Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát tiểu đường:
Chế độ ăn uống phù hợp
Tuân thủ chế độ ăn uống cân đối giúp giảm rối loạn đường huyết. Hạn chế đường, tinh bột và các thức ăn có chỉ số đường huyết cao như nội tạng, thịt giàu đạm.
Tập Thể Dục Đều Đặn
Tập thể dục có thể giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin và kiểm soát cân nặng. Hãy cố gắng vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Theo Dõi Đường Huyết
Kiểm tra đường huyết hàng ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi cẩn thận giúp bạn hiểu rõ cách thực phẩm, tập thể dục và thuốc có tác động đến mức đường huyết của bạn.
Dùng Thuốc Đúng Cách
Nếu bạn được chỉ định dùng thuốc hoặc insulin, tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình do bác sĩ đề xuất.
Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ
Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các chỉ số quan trọng như huyết áp, cholesterol, và sức khỏe của mắt và chân.
Hỗ Trợ Tâm Lý và Tinh Thần
Quản lý căn bệnh tiểu đường có thể gây căng thẳng tinh thần. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc chia sẻ với người thân.
Qua bài viết này, chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi: ‘Bệnh tiểu đường có trị hết không?’ Việc chữa trị dứt điểm rất khó khăn, nhưng thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể sống chung với nó mà không gặp những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Đọc thêm
Cách tính chỉ số đường huyết rất cần thiết không chỉ với người bệnh tiểu đường mà còn với những người muốn giảm cân, chống […]
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Dấu hiệu tiểu […]
Đi bộ giảm lượng đường trong máu có đúng không? Cùng khám phá cơ chế hoạt động và lợi ích cũng như những lưu ý […]
Đái tháo đường tiếng Anh là gì? Tìm hiểu khái niệm này cùng ASIN nhé. Bài viết này sẽ tập trung vào việc trình bày […]
Rất nhiều độc giả của ASIN cảm thấy băn khoăn và lo lắng liệu có cách nào trị dứt điểm bệnh tiểu đường được không? […]