Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ quan quan trọng kiểm soát chức năng nội tiết và lưu thông năng lượng trong cơ thể. Giờ kinh lạc của Thận được cho là thời điểm quan trọng cho việc chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Thận là gì?
Có rất nhiều tác nhân gây hại đến cơ thể: từ môi trường không khí, thời tiết cho tới thức ăn, chất kích thích hay virus. Sức sống của cơ thể dễ dàng bị bào mòn bởi chúng. Ngoài nạp thêm dinh dưỡng, việc tăng cường chức năng thải độc cũng vô cùng quan trọng
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu, điều hòa huyết áp, sản xuất hormone và điều hòa các chức năng sinh dục. Thận cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương và khớp. Trong Đông y, Thận thuộc về Lục phủ ngũ tạng, liên quan mật thiết tới Kinh Túc Thiếu âm Thận.
Giờ kinh lạc của thận
Học thuyết Kinh lạc cho biết, mỗi cơ quan trong cơ thể đều có một giờ kinh lạc tương ứng nằm trong 12 canh giờ. Giờ kinh Túc Thiếu âm Thận tuần hành là giờ Dậu, từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Đây là thời điểm kinh Thận hoạt động tích cực nhất.
Với quan điểm âm dương ngũ hành, giờ Dậu được xem là thời điểm tinh khí sung túc, khai hạp. Cơ thể có khả năng hấp thụ dưỡng chất và năng lượng tốt nhất vào khoảng thời gian này. Do đó, tận dụng giờ kinh lạc của Thận và giữ nhịp sinh học rất quan trọng.
Việc này giúp tăng cường thải độc tố và đón nhận nguồn năng lượng mới.
Các biện pháp như tập thể thao nhẹ, yoga, thiền, giảm stress giúp tăng cường miễn dịch, thải độc, giúp cơ thể hấp nạp năng lượng tốt hơn.
Ngoài ra còn giúp cơ thể tăng cường đề kháng, cải thiện tuần hoàn máu, đồng thời giúp tinh thần thư giãn và cân bằng năng lượng.
Tuy nhiên, tất cả những biện pháp trên cũng chỉ mang tính chất dưỡng sinh. Sự đóng góp của chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong quá trình đả thông kinh mạch.
Tăng cường chức năng kinh Thận
Ngoài việc nhắc nhở chúng ta giữ nhịp độ sinh học, giờ kinh lạc còn báo hiệu cho chúng ta biết nguồn gốc bệnh tật. Đơn cử như trường hợp cơn đau của cơ thể trở nặng, gây khó chịu vào khoảng từ 5-7h chiều. Khi đó, khả năng cao chúng ta đang gặp vấn đề về Thận. Chúng ta cần tìm các biện pháp tăng cường chức năng Thận trực tiếp hơn như đả thông kinh mạch. Biện pháp này giúp lưu thông khí huyết nhanh hơn, cải thiện chức năng cũng như hoạt động của tạng phủ
Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu là những cách đả thông kinh mạch chúng ta thường nghe tới nhiều nhất. Khi công nghệ ngày càng hiện đại đã có phương pháp tiên tiến hơn là điện sinh học ra đời.
Dòng điện sinh học là dòng điện một chiều có cường độ tương đương vời dòng điện cơ thể. Hiệu quả nhanh chóng, không xâm lấn và không dùng thuốc. Nó tác động sâu vào kinh mạch, nhanh và an toàn hơn so với bấm huyệt châm cứu. Điện sinh học ASIN kết hợp dưỡng sinh Đông y đang là phương pháp trị liệu được nhiều người lựa chọn.
Mọi thắc mắc về dưỡng sinh Đông y kết hợp điện sinh học trong vật lý trị liệu, đả thông kinh lạc có thể liên hệ qua số Hotline: 0352 562 401
Đọc thêm
“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]
Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]
Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]
Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]
Huyệt đạo tiếng Anh là gì? Huyệt đạo được dịch xuôi sang tiếng Anh là acupuncture points, dịch ngược nghĩa là điểm châm cứu. Tuy […]