Huyệt kinh đởm là tên gọi khác của Kinh túc Thiếu dương – Đởm, một trong 12 đường kinh lạc trong cơ thể. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí, công dụng cũng như những giá trị về mặt y học của đường kinh lạc trọng yếu này.
Kinh Túc Thiếu dương – Đởm
Đởm là tên Hán Việt của Mật, một trong lục phủ ngũ tạng. Mật đóng vai trò quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể. Nó giúp hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng, sản sinh men tiêu hóa trong tụy ruột. Ngoài ra, dịch mật còn giúp bão hòa chất béo sau khi đã lọc qua gan và thải độc.
Kinh Đởm hoạt động mạnh nhất từ khoảng thời gian 11 giờ tối đến khoảng 1 giờ sáng hôm sau. Vì thế, khi chúng ta thức đêm sẽ tác động xấu tới đường Mật. Kinh Đởm có vai trò chính trong điều chỉnh rối loạn ở Mật và Gan. Từ đó thiết lập mối tương quan của Ngũ tạng, tạo thế cân bằng của Lục phủ.
Đường tuần hành của kinh Đởm
Kinh Đởm bắt đầu từ khóe mắt ngoài (huyệt Đồng Tử Liêu) lên góc trán, vòng xuống sau tai, rồi vòng trở lại đầu, trán (huyệt Dương Bạch), lại vòng qua đầu sang gáy (huyệt Phong Trì), đi dọc cổ xuống vai, nách, cạnh sườn bụng, xuống dọc mặt ngoài đùi, qua bờ ngoài khớp gối, xuống cẳng chân dọc theo xương mác, xuống dọc theo khe giữa xương bàn chân, kết thúc ở góc mặt ngoài ngón chân thứ 4 (Túc Khiếu Âm).
Các huyệt vị phổ biến thuộc kinh Đởm
Kinh đởm có tổng cộng 44 huyệt vị mỗi bên.
Các huyệt vị trải dọc theo đường tuần hành xuống tới ngón chân. Chúng ta sẽ điểm quả một số huyệt vị phổ biến thuộc kinh này.
ĐỒNG TỬ LIÊU
(Huyệt hội Thủ kinh Thiếu dương, Túc kinh Thiếu Dương và Thái dương Thủ kinh)
- Vị trí: Ở phía ngoài khóe mắt ngoài 5 phân.
- Chủ trị: Bệnh mắt, viêm giác mạc, đau mắt đỏ, thiên đầu thống.
THÍNH HỘI
- Vị trí: Dưới huyệt Thượng Quan một tấc, nằm ở chỗ lõm tai.
- Chủ trị: tai ù điếc, răng đau, liệt mặt, viêm tai giữa, câm điếc, đau khớp hàm, liệt nửa người, ê buốt răng, …
THƯỢNG QUAN
(Huyệt hội Thủ kinh Thái dương, Túc kinh Thái Dương và Dương minh Thủ kinh)
- Vị trí: Ở bờ trên, thẳng huyệt Hạ quan lên, há miệng lấy ở chỗ lõm
- Chủ trị: thần kinh mặt tê bại, tai ù, tai điếc, đau răng, viêm tai giữa, khớp răng cắn chặt, môi mép cứng, miệng mắt méo lệch về 1 bên, sợ gió lạnh, sâu răng…
HÀM YẾN
(Huyệt hội Thủ kinh Thái dương, Túc kinh Thái Dương và Dương minh Túc kinh)
- Vị trí: Dưới huyệt Đầu Duy một tấc, sờ vào có động mạch chảy
- Chủ trị: đau nửa đầu, hoa mắt, tai ù, viêm xoang dị ứng.
HUYỀN LƯ
(Huyệt hội Thiếu dương Thủ kinh, Thiếu dương túc kinh và Dương minh Túc kinh)
- Vị trí: trên đường nối huyệt Hàm Yến và Phúc Tân.
- Chủ trị: đau nhức đầu, khóe mắt, đau răng, bốc hỏa…
HUYỀN LY
- Vị trí: nằm trên đường nối huyệt Khúc Tân và Hàm Yến, chếch về phía Hàm Yến
- Chủ trị: thần kinh suy nhược, da mặt sạm, phù thũng, tầm thần bất an, Trung tiêu bốc hỏa…
KHÚC TÂN
(Hội của Túc kinh Thiếu dương và Túc kinh Thái dương)
- Vị trí: Ở chỗ lõm của đường chân tóc cong trên tai
- Chủ trị: đau khớp thái dương hàm, má sưng đau, cứng gáy…
SUẤT CỐC
(Hội của Túc kinh Thiếu dương và Túc kinh Thái dương)
- Vị trí: ở phía trên tai, trong mép tóc 1,5 thốn, cắn hàm răng vào lấy huyệt
- Chủ trị: Đau nửa đầu, thần trí mơ hồ, bệnh về mắt.
TÚC KHIẾU ÂM
( Huyệt Tỉnh thuộc Kim)
- Vị trí: ở mép cạnh ngoài ngón chân áp út
- Chủ trị: mất ngủ, tai điếc, đau họng, đau liên sườn, chuột rút..
DƯƠNG LĂNG TUYỀN
(Huyệt Hợp thuộc Thổ, huyệt Hội của Cân)
- Vị trí: Dưới đầu gối một tấc, hõm ống chân.
- Chủ trị: tê chân, liệt thần kinh hông, đau sườn, liệt nửa người..
NGOẠI KHÂU
(Huyệt Khích)
- Vị trí: Trên mắt cá ngoài chân 7 thốn, nằm sau huyệt Dương Giao
- Chủ trị: đau túi mật, động kinh, loạn thần, teo liệt cơ..
Trên đây là một số huyệt phổ biến thuộc Đởm kinh. Các huyệt vị còn lại nằm trải dài từ trên xuống có tác dụng độc lập hỗ trợ các chức năng mật, gan, thận, tiêu hóa. Khi phối hợp cùng với các huyệt giao tại các kinh lạc khác sẽ cho những kết quả khác nhau.
Giá trị y học của kinh Đởm
Kinh túc thiếu dương đởm áp dụng vào dưỡng sinh Đông y kết hợp vật lý trị liệu điện sinh học đem lại hiệu quả cao đối với các bệnh thoái hóa các khớp chi dưới, liệt nửa người, đau nhức các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, teo cơ, đau đầu, đau cổ vai gáy, đau mắt, sốt rét…
Bạn cần tìm hiểu thêm về huyệt kinh đởm hay muốn chia sẻ nhiều hơn các kiến thức Đông y trên website Điện sinh học ASIN hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc liên hệ số Hotline: 0352 562 401
Đọc thêm
“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]
Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]
Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]
Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]
Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]