Tạng khí là gì?

Khi tìm hiểu về Đông y, bạn thường được nghe nhắc nhiều đến ‘tạng khí’. Vậy định nghĩa khái niệm tạng khí là gì? Nó quan trọng thế nào đối với sức khỏe con người? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Tạng và Khí

Tạng khí là gì? Đây là một từ ghép giữa tạng phủ và khí huyết. Từ ghép này cho biết mối quan hệ không thể tách rời của chúng. Đông y lấy bồi bổ căn nguyên và ngăn ngừa tà khí xâm nhập làm phương thức điều trị chủ đạo. Với lý do như vậy, học thuyết cơ bản trong điều trị Đông y đều xoay quanh 2 khái niệm cơ bản Ngũ tạng Lục phủ và Khí huyết.

Ngũ tạng lục phủ

Ngũ tạng bao gồm: Tâm,Can,Tỳ,Phế,Thận.

Lục phủ bao gồm: đởm (mật), tiểu trường (ruột non), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu) và bàng quang.

Ngũ tạng Lục phủ đóng vai trò quan trọng cân bằng âm dương ngũ hành, vận hành cơ thể. Mỗi tạng phủ riêng biệt đều liên quan đến một trong 12 đường kinh lạc, giao-hội các kinh mạch và huyệt vị.

Khí huyết

Khí là năng lượng, huyết là dòng chảy. Dòng chảy ấy lưu thông đem năng lượng tưới tắm khắp cơ thể. Thiếu khí huyết theo quan hệ biểu lý là da nhợt nhạt, chức năng bộ phận suy giảm, dễ bị hàn, nhiệt khí xâm nhập, thần trí mơ hồ, mất cân bằng âm dương. Khí huyết tắc nghẽn thì thân tâm đều bệnh.

Khí huyết đầy đủ thể hiện qua sắc mặt hồng hào, giọng nói sang sảng, khí độ vững chắc, mọi giác quan tinh mẫn. Khí đoạn huyết tuyệt là lúc cơ thể không còn sức sống, yên giấc ngàn thu.

Quan hệ tạng khí trên cơ thể

Tạng khí có quan hệ tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau. Khí huyết lưu thông giúp tạng phủ hoạt động hết công suất của chúng. Trong quá trình hoạt động đó, chúng chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, không khí. Từ đó tạo khí huyết nuôi cơ nhục, hoàn tất lộ trình vi diệu của tạo hóa.

Khi chúng ta gặp vấn đề ở tạng, khí huyết ở đó trở nên đình trệ và không thông suốt.

Tạng khí là gì?

Các tác nhân bệnh tật (trong Đông y gọi là tà khí) sẽ thể hiện các triệu chứng trên đường kinh lạc đi qua. Không chỉ thu nạp và dẫn dắt năng lượng, kinh lạc còn dẫn tà khí đẩy ra ngoài cơ thể.

Trị liệu Điện sinh học – Bổ khí An tạng

Có nhiều cách để lưu thông khí huyết và bảo toàn tạng tâm. Cách thức thường được sử dụng là lấy dược liệu hoạt huyết đẩy lượng máu lưu thông nhanh hơn. Tuy nhiên cách thức này không triệt để, sau khi dược liệu tan hết vẫn để lại dư cặn. Cơ thể lại phải mất một chu trình để đào thải những dư cặn đó.

Vật lý trị liệu bằng Điện sinh học ASIN sử dụng một phương thức hoàn toàn khác. Trước tiên, dùng các thủ pháp Dưỡng sinh Đông y để làm mềm cơ nhục. Tiếp đến, dòng điện một chiều thuần khiết và an toàn được truyền vào cơ thể, cơ nhục được vận động, đẩy khí huyết lưu thông. Ngoài ra, nó còn kích thích tế bào cũ và tăng sinh tế bào mới, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn và các phản ứng phân hóa để tạo ra nguồn năng lượng mới phân bổ tới toàn bộ cơ thể.

Nếu bạn vẫn chưa hết thắc mắc về thuật ngữ Tạng Khí hay muốn tìm hiểu thêm về vật lý trị liệu điện sinh học, bạn có thể tương tác với chúng tôi qua website, Facebook hoặc Hotline: 0352 562 401 

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Tam tiêu là gì?
Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index