3 đường kinh âm ở tay

Các đường kinh lạc có quan hệ mật thiết với ngũ tạng lục phủ. Tim phổi là hai bộ phận quan trọng bậc nhất trọng hệ thống cơ thể. Tương ứng với hai bộ phận này là 3 đường kinh âm ở tay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 3 đường kinh này trong bài viết dưới đây nhé!

3 đường Thủ âm kinh

Trong Thập nhị Chính Kinh, 3 đường Thủ âm kinh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim phổi. Chúng lần lượt có tên là:

  • Thủ Thái âm – Phế kinh ( Phế là phổi)
  • Thủ Thiếu âm – Tâm kinh (Tâm là tim)
  • Thủ Quyết âm – Tâm Bào lạc kinh (Tâm bào lạc là mạch nơi màng tim)

Phổi có tác dụng cung cấp oxy và đào thải carbonic cho cơ thể. Tim là bộ phận sử dụng nhiều oxy nhất trong cơ thể (~70% lượng oxy trong máu bơm đến mạch vành). Khi phổi gặp vấn đề hô hấp, lượng oxy thiếu hụt hoặc không đều dẫn đến rối loạn nhịp tim. Ngược lại, khi viêm cơ tim, tâm thu tắc nghẽn, hở van 2 lá có thể dẫn đến phù phổi. Vì lẽ đó nên giữa hai bộ phận này có tương quan rất lớn được gắn kết dựa trên 3 đường kinh âm ở tay.

Tuần hành, chủ trị 3 đường Thủ âm kinh

Thủ Thái âm – Phế

Gồm 11 huyệt mỗi bên tay, tổng cộng 22 huyệt.

Đường kinh này chủ trị các bệnh đau mãn tính theo đường vận hành của kinh như:

– Bệnh hô hấp: Viêm phế quản, tức ngực.

– Bệnh ở vùng mặt: Viêm họng, ngạt mũi, chảy máu cam.

– Các bệnh ở kinh mạch: Nóng gan bàn tay, đau mỏi cạnh mép tay.

3 đường kinh âm ở tay

Thủ Thiếu âm – Tâm

Từ ngực xuống tay mỗi bên có 9 huyệt, tổng cộng 18 huyệt. Tuần hành từ tim, đi vào hệ thống tổ chức mạch quanh tim (tâm hệ) qua cơ hoành, ngang qua hố nách (huyệt Cực Tuyến) men theo mép dưới mặt trong cánh tay, kết thúc ở huyệt Thiếu Xung (đầu ngón út).
Đường kinh chủ trị:
– Bệnh ở tâm huyết quản: Rối loạn nhịp tim, đau thắt cơ tim.
– Bệnh về thần kinh: Mất ngủ, hay quên, tâm thần phân liệt, động kinh.
– Bệnh ở vị trí đường kinh đi qua: Đau sườn, đau khuỷu, cánh tay.

Thủ Quyết âm – Tâm bào

>Bắt đầu từ trong ngực (thuộc về Tâm bào lạc xuyên cơ hoành xuống liên lạc với Tam tiêu (Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu). Tổng cộng phải trái có 18 huyệt, chia đều 2 bên .
Đường kinh chủ trị:
– Bệnh phổi: Phong hàn, sốt rét
– Bệnh tim mạch: Rối loạn nhịp tim, cường giao cảm và công năng thần kinh.
– Bệnh tâm thần: Tâm thần phân liệt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, rụng tóc.
– Bệnh tiêu hóa: Nôn, chướng bụng, tiêu hóa kém, nhiệt.

Huyệt Thái Uyên – 1 trong 36 tử huyệt

Trong hệ thống các huyệt vị nằm trên 3 đường thủ âm kinh, có huyệt Thái Uyên là 1 trong 36 tử huyệt cần lưu ý khi điều trị.

Tác động lực mạnh vào huyệt này sẽ gây mất cân bằng nội khí. Là nơi bách mạch tụ hội nên một khi cản trở nội khí, bách mạch không thông.

Trước tiên là ho khan, khó thở, quá nhiệt gan bàn tay, tiếp đến là tổn thương tim phổi.

Huyệt Thái Uyên - 1 trong 36 tử huyệt

Huyệt Thái Uyên cũng có những chỉ định riêng với tùy đối tượng khác nhau.

Ngoài yếu tố cần lưu ý thì huyện Thái Uyên là một huyệt rất quan trọng và chủ trị nhiều loại bệnh tật. Nó có khả năng điều hòa khí huyết, bổ sung nguyên khí và làm cho tạng Phế thông thoáng. Không chỉ vậy, Thái Uyên còn điều trị hiệu quả các bệnh hô hấp như ho, suyễn, viêm phế quản, đau ngực và viêm xương khớp… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để trị phong hàn, da cơ địa, rụng tóc.

Áp dụng phương pháp trị liệu điện sinh học trên ba đường kinh âm

Điện sinh học ASIN đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp điện sinh học trên ba đường kinh âm cho hiệu quả trị liệu rất tốt. Dòng điện giúp đả thông kinh lạc, kích thích tăng sinh tế bào, điều hòa hô hấp, phổi thu nạp nhiều ôxy và đào thải carbonic tốt hơn. Nhờ vậy, những chức năng tim hoạt động ổn định, giải quyết bài toán tuần hoàn máu trong cơ thể được xuyên suốt.

Mọi thắc mắc về điện sinh học xin liên hệ qua số Hotline: 0352 562 401

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Tam tiêu là gì?
Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index