Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có tên là Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh. Vậy Tam tiêu là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa khái niệm Tam tiêu

Tam tiêu là gì? Tam tiêu là 3 bộ vị trên cơ thể và cũng đại biểu cho hệ nội tiết. Tam tiêu gồm thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Mỗi tiêu có một đường khí đạo, chữ Tiêu ngày xưa có ý nghĩa là màng mỡ. Tam tiêu có thể hiểu là màng mỡ khắp trên cơ thể con người.

Tam tiêu là phủ của nội tạng, là cơ quan bảo vệ phía ngoài của các tạng phủ. Nó phụ trách hoạt động chuyển hóa, tàng trữ và phân tách năng lượng. Hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở dòng khí huyết lưu chuyển và đường đi của thức ăn hay quá trình chuyển hóa năng lượng.

Thượng tiêu từ họng xuống tâm vị dạ dày có tạng tâm và phế. Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị. Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống bộ phận sinh dục.

Hoạt động của tam tiêu

Ở thượng tiêu: Chủ đạo hô hấp ở phổi, đem oxy và chất dinh dưỡng vào huyết mạch được tim đưa đi toàn thân.

Tam tiêu là gì?

Các chất dinh dưỡng đi toàn thân để làm ấm nuôi dưỡng cơ nhục, xương cốt.

Ở trung tiêu: Dạ dày, hấp thu đồ ăn và đưa nước lên phổi.

Ở hạ tiêu: Lọc năng lượng sinh tinh tàng Thận, các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đường tiết niệu.

Nguyên khí của Mệnh Môn là khí căn bản của tam tiêu. Dòng khí đó lưu chuyển qua tam tiêu tới các tổ chức cơ quan cơ thể, đảm bảo chức năng sinh lý của chúng.

Khí tắc tam tiêu sinh nhiều bệnh

Năng lượng chuyển hóa thành “khí” có các nguồn: thực phẩm, không khí được sinh hóa. Khí mượn đường của tam tiêu đi khắp toàn thân.

Xuyên suốt 12 kinh mạch, lục phủ ngũ tạng để đảm bảo hoạt động khí hóa của cơ thể.

Khí hóa là làm cho vật chất nào đó của cơ thể biến thành khí. Đó là quá trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Sau đó hấp thụ chúng để nuôi dưỡng, thúc đẩy hoạt động của cơ thể và bài tiết các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Mọi quá trình tiêu hóa thức ăn và nước uống đều tiến hành tại tam tiêu.

Khí tắc tam tiêu sinh nhiều bệnh

Bệnh của tam tiêu chủ yếu do khí lưu chuyển phát sinh vấn đề. Mất cân bằng chuyển hóa gây ra nhiều loại bệnh khác nhau trên lục phủ ngủ tạng. Khí qua thượng tiêu không thông lợi gây ho suyễn, đờm dãi. Trung tiêu khí không thông thì bụng đầy, vấn đề tiêu hóa. Khí ở Hạ tiêu không thông sẽ gây sưng viêm, phù nề. Các bệnh mãn tính thể nặng do khí đình trệ có thể kể đến như gout, tiểu đường, viêm xơ gan tụy.

Do mỗi bộ vị của tam tiêu đều bao bọc một số tạng khí nên triệu chứng bệnh thuộc tam tiêu cũng biểu hiện ở đó. Ví dụ như, bệnh thuộc Thượng tiêu biểu hiện ở tim, phổi; Trung tiêu ở lá lách, dạ dày; Hạ tiêu ở gan thận, đại tiểu trường….

Bạn cần tìm hiểu thêm hay muốn chia sẻ nhiều hơn các kiến thức Đông y trên website Điện sinh học ASIN hãy để lại bình luận hoặc liên hệ số Hotline: 0352 562 401 

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Huyệt đạo tiếng Anh là gì?
Huyệt đạo tiếng Anh là gì?

Huyệt đạo tiếng Anh là gì? Huyệt đạo được dịch xuôi sang tiếng Anh là acupuncture points, dịch ngược nghĩa là điểm châm cứu. Tuy […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index