Quan hệ biểu lý của tạng phủ

Quan hệ biểu lý của tạng phủ là gì? Mối quan hệ giữa chúng có tác động thế nào tới sức khỏe con người? Làm sao giữ mối quan hệ đó luôn dồi dào để cơ thể khỏe mạnh? Bài viết này của Điện sinh học Asin sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.

Lục phủ ngũ tạng

Lục phủ ngũ tạng (tiếng Trung: 五臟六腑) là một thuật ngữ trong Đông y. Nó đề cập đến hệ thống các cơ quan và nội tạng quan trọng trong cơ thể người.

Các cơ quan và nội tạng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các đường kinh lạc và mạch huyệt. Chúng giữ vai trò thiết yếu trong việc cân bằng sức khỏe và hỗ trợ đề kháng.

Ngũ tạng

Ngũ tạng đề cập đến năm cơ quan quan trọng trong cơ thể người, đảm bảo cân bằng nội môi và vận hành khí huyết.

  • Tâm (Tim): Tim đảm nhận vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tuần hoàn. Tim bơm máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các bộ phận khác trong cơ thể.
  •  Can (Gan): Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Gan có nhiều chức năng quan trọng như sản xuất mật, giải độc. Ngoài ra, gan còn điều chỉnh sự cân bằng nội tiết.
  • Tỳ (Lá lách): Tỳ có nhiều chức năng, sản sinh khí huyết, tạo kháng thể. Tỳ cải thiện đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Phế (Phổi): Là cơ quan có nhiệm vụ hút và thở ra không khí. Nó tham gia cung cấp oxi và loại bỏ khí carbonic trong quá trình hô hấp.
  • Thận: Thận chịu trách nhiệm về quá trình lọc máu, điều chỉnh nước và cân bằng chất điện giữa cơ thể, và tiết tố hormone quan trọng như erythropoietin.
Quan hệ biểu lý của tạng phủ

Lục Phủ

Lục phủ (tiếng Trung: 六腑) trong Đông y chỉ rõ sáu cơ quan quan trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Đây là một khái niệm nằm trong hệ thống tư duy về sức khỏe và cân bằng cơ thể.

    1. Vị (Dạ dày): Vị chứa thức ăn và tiến hành quá trình tiêu hóa thứ nhất. Thức ăn sau đó được chuyển xuống Tiểu trường
    2. Tiểu trường (Ruột non): Tiểu trường tiếp nhận tiêu hóa từ Vị. Nó đảm nhiệm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
    3. Đại trường(Ruột già, đại tràng ): Đại tràng tiếp nhận chất thải từ Tiểu tràng và phân tách nước, tạo thành chất bã.
    4. Đởm (Túi mật): Đởm chứa mật, một chất tiết ra giúp phân giải chất béo trong quá trình tiêu hóa.
    5. Bàng quang: Bàng quang chứa nước tiểu và đóng vai trò trong quá trình đi tiểu.
    6. Tam tiêu: Ba bộ vị khoảng cách, là 3 khoảng cách chia ra từ họng xuống dưới rốn. Thượng tiêu là khoảng nằm ở trên cơ thể, chủ yếu là vùng từ họng đến dạ dày. Trung tiêu ở giữa, đi từ dạ dày đến túi mật. Hạ tiêu đi từ rốn xuống đến hậu môn.

Quan hệ biểu lý của tạng phủ

Kinh lạc, da lông xét là Biểu, lục phủ ngũ tạng là Lý. Có thể ví von kinh lạc, kinh mạch giống như những nhánh sông, lục phủ ngũ tạng giống như những hồ chứa nước. Sinh khí tinh hoa đất trời giống như những cơn mưa. Khi những nhánh sông nhận đủ mưa sẽ đẩy nước vào những hồ chứa nước. Hồ chứa nước chính là biểu thị sức khỏe bên trong của chúng ta.

Mười hai kinh mạch phân bố ở lục phủ ngũ tạng. Kinh âm thuộc tạng (liên lạc với phủ) là lý, kinh dương thuộc phủ (liên lạc với tạng) là biểu. Do mối liên hệ của kinh lạc tuần hành bên trong cơ thể mà tạo nên quan hệ biểu lý, âm dương của kinh lạc và tạng phủ. Nắm vững qui luật này, trong điều trị thường vận dụng cách lấy huyệt trên các kinh có liên quan biểu lý để phối hợp nhằm làm tăng hiệu quả điều trị.

Lục phủ ngũ tạng

Cơ thể hao mòn, sức khỏe suy yếu chúng ta có thể nhìn thấy qua các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như khô da, rụng tóc, tâm thần bất ổn hay độ thông suốt của kinh lạc (thăm mạch hoặc đo điện sinh học). Xét quan hệ biểu lý giữa chúng, các rối loạn sắp tới ở các bộ vị, bộ phận sẽ lần lượt tới và rõ ràng hơn.

Để mối quan hệ đó được tốt đẹp và bền vững, chúng ta cần quan tâm chăm sóc cơ thể nhiều hơn. Từ dinh dưỡng hấp thụ cho tới rèn luyện thói quen sinh hoạt cũng như chế độ tập luyện. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm vật lý trị liệu bằng điện sinh học. Điều trị thường xuyên sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc cân bằng mối tương quan biểu lý, đáp ứng quy luật tuần hành kinh lạc trong cơ thể.

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Tam tiêu là gì?
Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index