Bài thơ về 12 đường kinh

Đông y cho biết cơ thể được chia thành 12 đường kinh lạc chính, mạch Nhâm, Đốc và các huyệt vị. Bài thơ về 12 đường kinh trong Thủ Thái Âm Phế dưới đây sẽ giúp các bạn kỹ thuật viên ghi nhớ kiến thức, từ đó hình dung và vững  vàng hơn trong việc nắm bắt các phương án điều trị.

Bài thơ về Kinh Thủ Thái âm – Phế

Các đường kinh lạc có nhiệm vụ dẫn dắt khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể đến các mạch nhánh. Nắm rõ lộ trình của khí huyết giống như ta có thêm một chiếc kính lúp soi được căn nguyên của bệnh tật. Thủ Thái Âm là một trong 12 đường kinh lạc chính với 22 huyệt vị (hai bên tay trái phải) giữ vai trò quan trọng trong việc chữa các bệnh liên quan đến phủ tạng và thần kinh.

Hướng dịch chuyển của kinh

Hướng đi của Thủ Thái Âm Phế bắt đầu từ Trung Tiêu, đi xuống liên lạc với Đại Trường.

Sau đó vòng lên dạ dày (qua môn vị, tâm vị), xuyên qua cơ hoành lên thuộc về tạng Phế. Từ đó tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt ngoài cánh tay, đi phía ngoài kinh Tâm và Tâm Bào.

Xuống khuỷu tay tiếp tục đi mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay. Từ đây đi xuống bờ ngón cái và tận cùng góc ngoài chân móng ngón tay cái là huyệt Thiếu Thương.

Bài thơ về 12 đường kinh

Từ huyệt Liệt Khuyết tách ra 1 nhánh đi ở mu tay, tới góc móng ngón tay trỏ liên lạc với kinh Dương Minh Đại Trường.

Các huyệt vị hay dùng của kinh Thủ Thái Âm

Thủ Thái Âm có 11 huyệt vị ở vị trí khác nhau mỗi bên tay, mỗi huyệt vị có chức năng khác nhau và nhiều cách kết hợp với các huyệt vị khác lại cho kết quả điều trị khác nhau.

Dưới đây là các huyệt vị thường xuyên được sử dụng trong đường kinh lạc này. Ảnh trên không ghi tên huyệt để tạo thói quen ghi nhớ, tránh nhầm lẫn.

1. Trung Phủ

Huyệt Trung phủ nằm ở LS2 rãnh delta ngực, cách 1 thốn trên rãnh tính từ bờ dưới xương đòn.

Khi phối hợp với huyệt Thiếu Xung có tác dụng trị đau thần kinh vùng ngực. Kết hợp với Đại Chùy, Nội Quan trị viêm phổi và phong hàn cánh tay. Những triệu chứng ho hắng cũng giảm khi tác động huyệt này.

2. Xích Trạch

Nằm trên nếp lằn khuỷu tay, huyệt Xích Trạch nằm rãnh nhị đầu ngoài, trong cơ ngửa dài. Chủ trị những bệnh cảm mạo, ho, sốt, đau tức ngực, khuỷu tay và cánh tay.

Khi tác động huyệt vị này có thể phối hợp với Khúc Trì và Hợp Cốc có tác dụng trị viêm khớp co cơ; kết hợp cùng Thiếu trạch trị viêm tắc sữa, tâm loạn ý phiền.

Các huyệt vị hay dùng của kinh Thủ Thái Âm

3. Khổng Tối

Từ vị trí huyệt Thái Uyên ở ngấn cổ tay đo lên 7 thốn. Huyệt Khổng Tối nằm trên đường nối từ Xích Trạch tới Thái Uyên. Ngoài chữa ho tức ngực, điều trị huyệt Khổng Tối giúp chữa ho ra máu, liệt cơ. Phối hợp với Thiên Đột, Phế Du có tác dụng trị ho nhẹ; với Khúc Trì, Phế Du trị ho ra máu.

4. Liệt Khuyết

Liệt Khuyết chiết tự có nghĩa là “chỗ lõm ở cổ tay”. Huyệt vị này nằm ở phía ngoài xương quay, cách 0.5 thốn với lõm cổ tay. Liệt Khuyết trị cảm mạo, tổn thương thần kinh, bệnh lý tiết niệu, đau cổ vai gáy.

5. Kinh Cự

Nằm ngang với mỏm xương quay ở xương quay cổ tay (thốn khẩu). Huyệt Kinh Cự chủ trị ho tức ngực, đau khớp cổ tay.

6. Thái Uyên

Huyệt Thái Uyên còn có tên khác là Quỷ Âm, Thái Thiên, Thái Tuyền. Nằm ở ngấn cổ tay bên ngoài, huyệt Thái Uyên phối hợp với huyệt Nội Quan trị đau ngực, tim đập nhanh; với Liệt Huyết trị trúng gió, ho có đờm, xuất huyết nội.

7. Thiếu Thương

Huyệt Thiếu Thương nằm ở gốc móng ngón tay cái. Bấm huyệt Thiếu Thương trị chảy máu cam, buồn nôn, đau mắt đỏ, viêm amidan. Kết hợp cùng với huyệt Thương Dương trị hầu họng sưng đau.

Tổng kết

Bài viết trên có trích dẫn bài thơ của y sư Trần Ngọc Hoài về kinh Thủ Thái Âm, tác giả vẫn đang trong quá trình sáng tác tuyển tập thơ về 12 đường kinh lạc. Điện sinh học Asin hy vọng các bạn sinh viên/ kỹ thuật viên có thể hiểu thêm về chức năng của một số huyệt vị trên cơ thể và chức năng tổng quát của chúng để có phương hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh

Đọc thêm

Lịch sử học thuyết kinh lạc
Khai thông kinh lạc

“Kinh lạc không thông, thân tâm đều bệnh”. Khai thông kinh lạc là nội dung mang giá trị vô cùng quan trọng trong mọi liệu […]

Tam tiêu là gì?
Tam tiêu là gì?

Lục phủ Ngũ tạng cộng lại mới là 11, đường kinh lạc tương ứng lại có tới 12. Đường kinh lạc lẻ ra đó có […]

Giờ kinh lạc của thận
Giờ kinh lạc của thận

Sách Tý Ngọ lưu chú cho biết, giờ kinh lạc của Thận bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận là cơ […]

Huyệt đường kinh bàng quang
Huyệt đường kinh bàng quang

Túc thái dương Bàng quang kinh hay còn gọi là kinh bàng quang. Đây là đường kinh lạc có nhiều huyệt vị nhất trong tất […]

Tác hại của bấm huyệt
Tác hại của bấm huyệt

Bấm huyệt là một thủ pháp truyền thống trong Đông y đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index