Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không? Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây mệt mỏi. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể tiêu biến sau khi sinh. Bài viết của ASIN sẽ chia sẻ thêm một số kiến thức cho mẹ bầu yên tâm khi thực hiện xét nghiệm thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?

Câu trả lời là Được. Xét nghiệm thai kỳ không cho phép ăn uống từ 8 cho tới 14 giờ trước khi thực hiện. Mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng nước lọc và uống từng ngụm nhỏ nếu khát. Tốt nhất nên hạn chế tối đa để cho ra kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện vào thời điểm nào?

Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ sau khi nhịn ăn 8 giờ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện vào buổi sáng. Thời điểm này mẹ bầu chưa ăn gì sẽ cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu?

Tiểu đường thai kỳ xét nghiệm tương tự như tiểu đường type 2. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ trước khi uống một lượng đường glucose.

Mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu thêm 2 lần: lần thứ 1 sau 1 giờ và lần thứ 2 sau 2 giờ.

Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng vài ngày. Nếu trong quá trình xét nghiệm, mẹ bầu có hiện tượng nôn ói thì phải chờ đủ thời gian để thực hiện lại xét nghiệm.

Sau xét nghiệm bao lâu mới được ăn?

Mẹ bầu có thể yên tâm ăn ngay sau khi xét nghiệm. Cơ thể sau hơn 10 tiếng không dung nạp thức ăn cần bổ sung chất dinh dưỡng sớm.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?

Người nào có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ?

– Chỉ số BMI của thai phụ cao vượt ngưỡng 30.
– Đã từng sinh con nặng từ 4kg trở lên.
– Có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
– Trong gia đình có người thân bị tiểu đường.

Lời khuyên của chuyên gia nội tiết

Tiểu đường thai kỳ phần lớn thường chấm dứt khi thai phụ sinh xong. Thay vì lo lắng những ảnh hưởng mà nó mang lại, thai phụ nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn trước và sau khi xét nghiệm. Duy trì cân nặng trong ngưỡng BMI dưới 30, bổ sung các dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để bồi dưỡng dòng điện sinh học, thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng, Đó là những cách để chuẩn bị một thể trạng tốt cho thai nhi phát triển.

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở. Do vậy, khi mắc tiểu đường thai kỳ, người bệnh cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ và chuyên gia y tế.

Đọc thêm

Cách tính chỉ số đường huyết

Cách tính chỉ số đường huyết rất cần thiết không chỉ với người bệnh tiểu đường mà còn với những người muốn giảm cân, chống […]

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Dấu hiệu tiểu […]

Phòng ngừa và điều trị đái tháo đường
Đi bộ giảm lượng đường trong máu có đúng không?

Đi bộ giảm lượng đường trong máu có đúng không? Cùng khám phá cơ chế hoạt động và lợi ích cũng như những lưu ý […]

Đái tháo đường tiếng Anh là gì?
Đái tháo đường tiếng Anh là gì?

Đái tháo đường tiếng Anh là gì? Tìm hiểu khái niệm này cùng ASIN nhé. Bài viết này sẽ tập trung vào việc trình bày […]

Cách trị dứt bệnh tiểu đường
Cách trị dứt bệnh tiểu đường

Rất nhiều độc giả của ASIN cảm thấy băn khoăn và lo lắng liệu có cách nào trị dứt điểm bệnh tiểu đường được không? […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index