Viêm khớp háng: Nhận biết và điều trị

Viêm khớp háng là một tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cách nhận biết, điều trị thông thường, cũng như những tình huống đặc biệt như sưng viêm háng ở trẻ em và bà bầu.

Viêm khớp háng: Nhận biết và điều trị

Viêm khớp háng tùy từng trường hợp và nguyên nhân mà sẽ có các biểu hiện hay cách điều trị khác nhau. Làm rõ khái niệm, cấu tạo khớp, nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp việc nhận biết và điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn.

Khái niệm

Viêm khớp háng là tình trạng viêm nhiễm ở cụm khớp háng. Tình trạng này có thể gây đau đớn, cứng khớp và hạn chế vận động. Khớp háng là một khớp cầu, được tạo thành bởi chỏm xương đùi và ổ cối. Chỏm xương đùi là phần hình cầu của xương đùi, khớp nối với ổ cối, một phần hình cốc của xương chậu. Chúng liên kết với nhau bởi dây chằng và sụn.

Nguyên nhân viêm khớp háng

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm bao gồm:

Tuổi tác và thoái hóa

Bệnh phần lớn thường gặp ở người cao tuổi do sụn khớp bị thoái hóa theo thời gian.

Chấn thương

Chấn thương khớp háng do tai nạn, chơi thể thao có thể gây viêm.

Bệnh lý tự miễn

Một số bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến cũng là tác nhân gây viêm háng.

Thay đổi nội tiết tố và kích thước khung chậu

Đây là lý do chính gây đau khớp háng ở bà bầu.

Hormone relaxin tạo ra trong thai kỳ để giãn khung chậu cũng có thể gây suy yếu khớp háng gây viêm đau.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng khớp háng do vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể gây viêm khớp háng. Dị nguyên bên ngoài có thể xâm nhập và tạo ra những ổ viêm nhiễm.

Hoạt động quá sức

Các hoạt động thể chất quá sức hoặc lặp đi lặp lại có thể gây viêm khớp. Môi trường lao động nặng hoặc áp lực như lặn, thợ mỏ, công trường… cũng góp phần làm tắc nghẽn mạch máu gây ảnh hưởng đến khớp háng.

Viêm khớp háng: Nhận biết và điều trị

Triệu chứng viêm khớp háng

Các triệu chứng của viêm khớp háng bao gồm:

Đau khớp háng

Đau khớp háng là triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng háng, bẹn hoặc đùi. Tần suất và mức độ đau không phản ánh hết tình trạng bệnh lý.

Cứng khớp

Cứng khớp là tình trạng khớp thẳng cứng khó xoay trở được. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Khi xoay trở khó còn kéo thêm đau nhức các vùng cơ xung quanh như bẹn, đùi…

Hạn chế vận động

Viêm khớp háng có thể gây hạn chế vận động khớp háng. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại, bước lên cầu thang hoặc thực hiện các hoạt động thể chất cường độ mạnh như nâng tạ, tập gym

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết quả khám sức khỏe và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định để chẩn đoán viêm khớp háng bao gồm:

X-quang khớp háng

X-quang có thể giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về xương và khớp.

Nguyên nhân viêm khớp háng

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về khớp háng. Chi phí cao, MRI thường được thưc hiện khi bác sĩ cảm thấy bệnh nhân có nhiều vấn đề cần chẩn đoán kỹ càng hơn.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý tự miễn. Đây là biện pháp xét nghiệm thường được thực hiện đầu tiên. Kết quả xét nghiệm máu không chỉ cho biết mức độ bệnh lý viêm khớp háng mà còn rất nhiều các loại bệnh khác có thể ảnh hưởng như tiểu đường, gout… Bác sĩ sẽ cần kết hợp kết quả xét nghiệm máu với các triệu chứng lâm sàng và kết quả khám sức khỏe để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Sinh thiết

Bác sĩ có thể lấy mẫu từ ổ viêm để xác định nguyên nhân bệnh. Kết quả sinh thiết sẽ được gửi đến phòng giải phẫu bệnh để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ mô tả các đặc điểm của mô viêm, chẳng hạn như loại tế bào, mức độ viêm và sự hiện diện của bất kỳ tổn thương nào.

Trường hợp viêm khớp háng đặc biệt

Viêm khớp háng không chỉ gây ra những đau đớn cho người cao tuổi. Một số trường hợp viêm nhiễm khớp háng tồn tại ở cả bà bầu và trẻ em.

Viêm khớp háng ở bà bầu

Viêm khớp háng ở bà bầu do nội tiết thay đổi là một vấn đề tương đối phổ biến. Tuy rằng bệnh lý thường chỉ xuất hiện trong thai kỳ và dần tiêu biến, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh chỉ tăng mà không thuyên giảm.

Ngoài ra, thời kỳ nhạy cảm này không cho phép sử dụng nhiều loại thuốc điều trị nên các chị em phụ nữ vẫn cần đặc biệt lưu tâm. Các biện pháp mềm chăm sóc sức khỏe được khuyến khích sử dụng nhiều hơn.

Viêm khớp háng ở bà bầu

Viêm khớp háng ở trẻ em

Lý do dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ em phần lớn đến từ di truyền và yếu tố tự miễn. Khiếm khuyết cơ khớp do đột biến gen hoặc trong quá trình thai nghén dẫn tới các vấn đề xốp xương, thiếu canxi. Hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện nên có những rối loạn nhất định ảnh hưởng đến khớp. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi dưới 10, là độ tuổi hiếu động của con trẻ. Những va chạm do chơi thể thao hay nô đùa té ngã cũng có thể khiến khớp háng trầm trọng hơn. Ngoài ra, đau đớn và hạn chế vận động trong giai đoạn phát triển có thể gây rất nhiều hệ lụy không chỉ về thể chất mà cả tâm lý.

Điều trị viêm khớp háng

Điều trị viêm khớp háng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho sưng đau khớp háng. Dạng điều trị này nhằm mục đích bảo lưu khớp háng. Các phương pháp điều trị bảo tồn có mục đích hỗ trợ tuần hoàn, giảm đau và trông chờ nhiều vào khả năng tự hồi phục của cơ thể.

Điều trị sử dụng thuốc

Với những người bệnh khớp háng thể nhẹ, thuốc giảm đau và chống viêm là lựa chọn có tác dụng giảm sưng viêm thời gian ngắn có hạn. Corticosteroid là loại thuốc chống viêm mạnh có thể được tiêm vào khớp háng đối với trường hợp nặng hơn. Thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày, corticosteroid có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ nên cần tuân thủ chỉ định uống.

Trị liệu điện sinh học và phục hồi chức năng

Trị liệu điện sinh học là phương pháp dùng dòng điện cải thiện tuần hoàn máu đến khớp háng. Tác dụng tăng cường miễn dịch cho hiệu quả cao trong chống viêm nhiễm. Ngoài ra, khả năng tăng sinh và phục hồi cấp tế bào của dòng điện cũng rất đáng được nhắc tới. Người bệnh có thể áp dụng đồng thời với vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và phục hồi chức năng vận động của khớp háng.

Các bài tập chăm sóc sức khỏe khớp háng

Tập thể dục và các môn thể thao cường độ thấp như đi bộ, bơi lội giúp tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của khớp háng.

Điều trị viêm khớp háng

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần tập luyện các bài tập cho khớp háng thường xuyên, ít nhất 3-4 lần mỗi tuần. Mỗi lần tập luyện nên kéo dài khoảng 30 phút.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp khớp háng gặp vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như trường hợp hoại tử khớp háng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn. Các phương pháp phẫu thuật viêm khớp háng bao gồm.

  • Thay khớp háng: là phương pháp phẫu thuật thay thế khớp háng bị tổn thương bằng khớp nhân tạo.
  • Phẫu thuật sửa chữa khớp háng: có thể được chỉ định để sửa chữa các tổn thương ở khớp háng.

Chi phí phẫu thuật khá đắt đỏ nên cần cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng hồi phục sau khi áp dụng đầy đủ các biện pháp điều trị bảo tồn.

Viêm khớp háng là căn bệnh gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống. Điều trị có thể gặp khó khăn đối với một số trường hợp đặc biệt. Quan trọng là cách ta nhìn nhận chính xác vấn đề và có lộ trình phù hợp để dứt điểm bệnh.

Thông qua bài viết này, ASIN hy vọng các bạn có thể lưu tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc xương khớp, có thể xây dựng cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe khớp háng.