Nghe kém dẫn truyền là một vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của con người. Khả năng nghe tốt không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Thậm chí có thể gây ra tình trạng cô đơn và cảm giác cách biệt. Nghe kém dẫn truyền là gì? Bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của ASIN nhé.
Nghe kém dẫn truyền là gì?
Tai người được chia thành ba phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Mỗi phần có vai trò đặc biệt trong việc thu thập, truyền tải và xử lý âm thanh. Khi có vấn đề xảy ra ở bất kỳ phần nào trong hệ thống này, người ta có thể trải qua tình trạng nghe kém dẫn truyền.
Ví dụ, tắc nghẽn ống Eustachius do viêm nhiễm hoặc sưng có thể làm giảm khả năng truyền đạt âm thanh từ tai giữa đến tai trong. Tổn thương ở màng nhĩ hoặc các bộ phận xương tai giữa cũng có thể làm suy yếu khả năng truyền tải âm thanh. Ngay cả vấn đề ở tai ngoài, chẳng hạn như tắc nghẽn bằng tai hoặc hình dáng tai không bình thường, cũng có thể gây trở ngại cho âm thanh truyền vào hệ thống.
Nguyên nhân gây ra nghe kém dẫn truyền
Có nhiều nguyên nhân gây nghe kém dẫn truyền, bao gồm:
- Tổn thương xương con: Xương con là một chuỗi ba xương nằm trong tai giữa. Có chức năng truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Xương con có thể bị tổn thương do nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Viêm tai giữa:
Viêm tai giữa là một tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Có thể gây đau tai, sốt và nghe kém.
- Ráy tai: Ráy tai tích tụ trong ống tai có thể ngăn cản âm thanh đi vào tai.
- Cấu trúc tai bất thường: Một số người có cấu trúc tai bất thường có thể gây nghe kém dẫn truyền.
- Tổn thương màng nhĩ: Màng nhĩ là một màng mỏng nằm ở cửa tai. Giúp truyền âm thanh vào tai giữa. Màng nhĩ có thể bị tổn thương do chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật.
Triệu chứng và cách điều trị nghe kém dẫn truyền
Triệu chứng
Triệu chứng của nghe kém dẫn truyền có thể biểu hiện qua việc khó nghe. Yêu cầu người khác phải nói to hơn, khó nghe các âm thanh thầm. Khó nghe các âm thanh ở khoảng cách xa và thậm chí nghe tiếng ồn. Điều này gây ra sự không thoải mái và giảm khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội.
Cách điều trị
Điều trị nghe kém dẫn truyền sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Việc loại bỏ ráy tai, phẫu thuật sửa chữa màng nhĩ, sử dụng thuốc kháng sinh và thậm chí cấy ghép xương con có thể được áp dụng tùy theo tình trạng của người bệnh. Bên cạnh dó, phương pháp trị liệu bằng điện sinh học cũng là một phương pháp hiệu quả để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, việc phòng ngừa vẫn là biện pháp quan trọng nhất. Bằng cách duy trì vệ sinh tai đúng cách, tiêm phòng đầy đủ và tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nghe.
Nghe kém dẫn truyền có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một người. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị của vấn đề này là điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe tai và khả năng nghe của mình. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh này, hãy đến ngay ASIN để được tư vấn và điều trị nhé.
Đọc thêm
Đường dẫn truyền thính giác là gì? Các vấn đề về đường dẫn truyền thính giác có thể gây ra điếc dẫn truyền, ảnh hưởng […]
Điếc dẫn truyền có thể gặp trong những trường hợp nào? Bài viết này của ASIN sẽ giúp độc giả nắm bắt những trường hợp […]
Có thể một lúc nào đó bạn không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào từ người đối diện hay tiếng tivi. Lý giải tình […]
Tai bạn đang nghe không rõ và bạn muốn tìm cách làm cho tai nghe rõ hơn. Hãy tham khảo bài viết bên dưới đây […]
Điếc tiếp nhận là một trong hai dạng điếc phổ biến xảy ra khi dây thần kinh thính giác bị tổn thương. Bài viết này […]