Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không? Dựa trên mức tăng huyết áp của WHO thì người có huyết áp từ 160/90 mmHg trở lên gọi là tăng huyết áp độ 2. Chúng ta cùng tìm hiểu với mức huyết áp như trên cần có các giải pháp điều trị và phòng ngừa ra sao trong bài viết dưới đây.

Huyết áp 160/90 có cao không?

Tăng huyết áp (THA) được chia thành 3 mức độ. Huyết áp 160/90 nằm trong ngưỡng THA mức độ 2. Lúc này, tình trạng tổn thương đã biểu hiện rõ qua những dấu hiệu tổn thương. Các vấn đề này có thể được phát hiện thông qua kết quả siêu âm.

Người bệnh có thể đã gặp phải các biến chứng như hẹp động mạch vành một phần hoặc toàn bộ, sự tích tụ xơ vữa trong các động mạch, và sự phì đại của tâm thất trái…  Khi đó, cần áp dụng thuốc hạ huyết áp (HHA) để đưa mức huyết áp về ngưỡng ổn định.

Nếu bạn gặp tình trạng THA đạt ngưỡng mức độ 2, việc tìm đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị là điều cần thiết. Để kéo dài tình trạng trên có thể dẫn đến THA cấp cứu mức 3. Cơ thể có thể sẽ gặp phải những vấn đề tổn thương vĩnh viễn với thần kinh não bộ và các cơ quan tim phổi.

Huyết áp 160/90 cần được điều trị ra sao?

Dưới đây là một số khuyến nghị cho việc điều trị huyết áp cao mức độ 2:

Sử dụng thuốc chỉ định

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc HHA để giúp kiểm soát mức huyết áp về ngưỡng ổn định. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc HHA: Nhóm thuốc này bao gồm các loại như thiazide, beta-blockers, ACE inhibitors, ARBs, calcium channel blockers.
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid: Nếu bạn có mức cholesterol cao, việc kiểm soát cả huyết áp và cholesterol cùng lúc có thể được khuyến nghị.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Tùy vào tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ có những chỉ định sử dụng, loại trừ hoặc kết hợp thuốc khác nhau.

Thay đổi lối sống

Trước hết, cần hạn chế việc tiêu thụ muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm natri cơ thể. Điều này có thể giúp kiểm soát tình trạng THA tốt hơn. Chế độ ăn uống cần tập trung vào việc bổ sung nhiều rau củ quả và ngũ cốc. Những thực phẩm giàu kali như chuối, cà rốt, cà chua..v.v. nên được tích hợp vào chế độ ăn hàng ngày.

Thường xuyên tham gia tập thể dục là rất quan trọng. Tối thiểu 150 phút mỗi tuần bạn có thể dành cho việc tập luyện. Những bộ môn như yoga, bơi lội hay pilates giúp tăng cường cơ bắp, giảm cân và bồi dưỡng dòng điện sinh học hiệu quả. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Theo dõi huyết áp và kiểm tra định kỳ

Điều này bao gồm việc đo huyết áp thường xuyên tại nhà. Những dấu hiệu nhẹ nhưng bất thường cần được thống kê lại. Khi tần suất những triệu chứng ngày càng nhiều dù chưa gây khó chịu bạn cũng cần đi kiểm tra sớm để nắm bắt rõ hơn tình trạng của mình.

Ngoài việc kiểm soát huyết áp, đảm bảo bạn kiểm tra định kỳ các chỉ số khác. Những chỉ số đường huyết, mức cholesterol, mỡ máu cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm 2 lần.

Bạn có thể liên hệ với chuyên gia của ASIN bất cứ khi nào bạn cảm thấy có thể gặp vấn đề về huyết áp.

Đọc thêm

Thuốc cao huyết áp uống lúc nào?
Thuốc cao huyết áp uống lúc nào?

Với những căn bệnh mạn tính như cao huyết áp, thời điểm uống thuốc rất quan trọng. Thuốc cao huyết áp uống lúc nào là […]

Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ
Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ

Không phải chỉ có người cao tuổi mới gặp phải những vấn đề cao huyết áp. Vậy nguyên nhân vì đâu huyết áp cao ở […]

Cách xử lý khi huyết áp thấp
Cách xử lý khi huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay còn gọi là tình trạng hạ huyết áp. Đây là một vấn đề sức khỏe thường gặp. Trong bài viết này, […]

Cao huyết áp có chữa được không?
Cao huyết áp có chữa được không?

Cao huyết áp (CHA) là một bệnh lý phổ biến có thể gia tăng theo độ tuổi. Huyết áp cao là dấu hiệu thể hiện […]

Huyết áp cao uống thuốc không hạ phải làm sao?
Huyết áp cao uống thuốc không hạ phải làm sao?

Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe quan trọng và cần được kiểm soát một cách hiệu quả để tránh các biến chứng […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index