Đau bụng trên rốn về đêm là sao? Không chỉ đau bụng dưới khi hành kinh, một số chị em còn đau thượng vị vào ban đêm. Nguyên nhân vì sao hãy cùng ASIN giải thích trong bài viết dưới đây nhé.
Đau bụng trên rốn về đêm là sao?
Có tới trên 50% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản gặp vấn đề đau bụng khi hành kinh. Cơn đau bụng kinh biểu hiện ở mỗi người khác nhau, có người đau âm ỉ, lúc có lúc không, có người lại đau dữ dội. Các cơn đau thường biểu hiện rõ rệt ở vùng bụng dưới, nơi chứa các cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, có một số chị em không chỉ đau vùng bụng dưới mà vào ban đêm còn bị đau quặn thắt vùng thượng vị.
Một số nguyên nhân gây đau thượng vị khi hành kinh, bao gồm:
Căng thẳng, stress
Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm lý. Cảm giác đau và không thoải mái này làm tăng cường tình trạng căng thẳng, stress. Điều này gây co thắt dạ dày, ruột, dẫn đến đau bụng trên rốn về đêm.
Chế độ ăn uống
Ăn quá no hay tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng khiến chuyển hóa trở nên khó khăn. Dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây ra các vấn đề co thắt và axit trào ngược.
Bệnh lý dạ dày, ruột
Một số bệnh lý dạ dày, ruột có thể gây đau bụng trên rốn về đêm như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích… Đặc biệt với chị em đau bụng kinh, tình trạng đau trở nên thường xuyên và dữ dội hơn.
Bệnh lý nội tiết
Những bệnh lý nền thuộc nội tiết có thể làm tăng tần suất đau thượng vị. Đặc biệt vào đêm là thời gian gan, mật, hệ nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Không chỉ vậy, khi hành kinh cũng khiến cho suy giảm hormone estrogen nội tiết tố. Các cơ quan và hệ chức năng quá tải làm gia tăng căng thẳng cho cơ thể khiến cho tình trạng đau trở nên dữ dội hơn.
Lời khuyên của chuyên gia ASIN
Đau dạ dày khi hành kinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng hay đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề bệnh lý liên quan. Điều này cho thấy chị em cần quan tâm nhiều hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.
Chế độ ăn nhiều rau trái, tập luyện và nghỉ ngơi đầy đủ có thể tăng cường thể trạng, bồi dưỡng dòng điện sinh học và giúp cân bằng các yếu tố nội môi. Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ cũng rất quan trọng, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Mọi phản hồi và thắc mắc về bài viết của ASIN, liên hệ qua số Hotline bên dưới hoặc để lại tin nhắn dưới phần bình luận.
Đọc thêm
Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những cơn đau sinh lý này biểu […]
Trà gừng pha uống có thể giúp trị đau bụng kinh? Đúng là như vậy, thành phần của gừng có thể giúp làm dịu nhẹ […]
Dựa trên nhu cầu của nhiều chị em, nhiều hãng sản xuất đã cho ra những máy massage giúp giảm đau bụng kinh. Những thiết […]
Chị em đang sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh và lo ngại về tác dụng phụ của chúng? Hãy cùng tìm hiểu những tác […]
Đau bụng đến tháng nên làm gì? Có rất nhiều cách để giảm đau bụng khi đến tháng. Hãy cùng tham khảo một số biện […]