Ngứa da – triệu chứng đơn giản mà phức tạp

Cơn ngứa da không cụ thể thời điểm xuất hiện và có thể đến bất cứ lúc nào. Triệu chứng thường gặp này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sinh hoạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa ngứa da.

Ngứa da – triệu chứng đơn giản mà phức tạp

Ngứa da là một triệu chứng thông thường mà nhiều người trải qua trong cuộc sống. Tuy nó có thể bắt đầu theo một cách đơn giản với một vài nốt mẩn ngứa gây khó chịu, nhưng thực tế, ngứa da có thể trở nên phức tạp và là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý hoặc biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau với ngưỡng cảnh báo từ thấp đến cao. Do đó, việc đánh giá và điều trị ngứa da đòi hỏi sự hiểu biết và quan tâm đúng đắn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da

Xác định nguyên nhân cụ thể của ngứa da đôi khi khá phức tạp. Từ những nguyên nhân bên ngoài cho tới các vấn đề nội môi, tâm lý đều có thể gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Dị ứng

Thuốc, hoá chất, lông động vật, sản phẩm chăm sóc da và ngay cả thức ăn hàng ngày của chúng ta đều có thể kích ứng da gây ngứa. Một số trường hợp người có da nhạy cảm còn dị ứng với ánh nắng mặt trời, gió và ô nhiễm không khí.

Quá trình giải phóng histamine, một chất trung gian gắn liền với dị ứng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm giác ngứa.

Bệnh da liễu

Các bệnh da liễu như viêm da cơ địa (eczema), viêm da tiếp xúc, chàm hoặc nổi mề đay thường đến cùng với triệu chứng ngứa da.

Đi kèm với đó là nổi mẩn ngứa toàn thân, màu sắc đỏ hoặc xanh tím. Một số trường hợp do cơ địa người bệnh chỉ nổi mẩn chứ không ngứa.

Côn trùng cắn

Côn trùng nhỏ như muỗi, kiến, hay bọ chét… có thể gây ra ngứa. Khi cắn, chúng sẽ sử dụng miệng hoặc vòi để tiêm độc tố vào cơ thể con người. Chất độc này có thể gây ra triệu chứng sưng ngứa, thậm chí sốt cao và sốc phản vệ.

Bệnh nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm, hoặc viêm da có thể gây ra ngứa và phải được điều trị tương ứng.

Ngứa da - triệu chứng đơn giản mà phức tạp

Bệnh lý hệ thống

Một số bệnh lý hệ thống như viêm gan, bệnh thận, hay tiểu đường, có thể gây ngứa và triệu chứng ngoài da.

Phản ứng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng phụ, trong đó có ngứa da. Việc dùng thuốc tự phát không theo hướng dẫn hoặc giám sát cẩn thận cũng có thể tạo ra các tình huống làm tăng nặng triệu chứng.

Vấn đề tâm lý

Vấn đề rối loạn tâm lý hoặc lo lắng có thể gây ra cảm giác ngứa tưởng tượng. Các tín hiệu thần kinh dưới da được kích thích cũng có thể làm tăng cảm giác ngứa. Người làm việc áp lực kéo dài.

Đánh giá triệu chứng ngứa

Để đánh giá một trường hợp ngứa da, việc thu thập thông tin tiền sử và triệu chứng là rất quan trọng. Đây là bước quan trọng trước khi quyết định có cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn như sinh thiết hay chụp chiếu.

  • Tiền sử bệnh lý: Nếu cơ thể người bệnh bị ngứa đã tồn tại sẵn các bệnh lý nhất định, thì việc đánh giá các mức độ tiền sử bệnh sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
  • Vị trí và mức độ ngứa: Xác định nơi ngứa xuất hiện và mức độ ngứa có thể giúp xác định nguyên nhân. Ngứa ban đêm hay ban ngày, dai dẳng hay ngắt quãng, thay đổi theo mùa hay không là những chi tiết quan trọng.
  • Thuốc và sản phẩm chăm sóc da: Tiền sử thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Không chỉ vậy, còn cần xem xét đến các sản phẩm da liễu mà bệnh nhân đang sử dụng. Điều này sẽ giúp đưa ra những gợi ý về nguyên nhân gây ngứa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da
  • Bệnh lý hệ thống: Nếu ngứa đi kèm các triệu chứng khác của bệnh lý cơ thể, sẽ cần đánh giá cẩn thận trong xác định nguyên nhân gây ngứa. Các triệu chứng như cường giáp, suy thận, thiếu sắt, hoặc ung thư có bao gồm ngứa da.
  • Yếu tố dịch tễ: Tiền sử dịch tễ tập trung vào các yếu tố như tiếp xúc với chất gây kích ứng, công việc, tiếp xúc với thực vật hoặc động vật, và lịch sử các chuyến đi gần đây.

Điều trị ngứa da

Việc điều trị ngứa da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

Chăm sóc sức khỏe da

Chăm sóc da là việc bạn cần thực hiện hàng ngày. Bạn nên tránh tắm nước quá nóng và xà phòng mạnh có thể tác động xấu đến lớp biểu bì. Ngoài ra, bạn nên duy trì độ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Thời gian tắm cũng nên được hạn chế để đảm bảo da không bị khô.

Một thực đơn nhiều rau củ quả sẽ rất hữu ích trong bảo vệ sức khỏe da. Các vitamin và khoáng chất bổ sung sẽ giúp duy trì ổn định dòng điện sinh học. Nội môi cân bằng sẽ hạn chế các vấn đề liên quan đến rối loạn miễn dịch. Việc tập thể dục thường xuyên cũng tăng hiệu quả thải độc bề mặt da qua mồ hôi.

Kem bôi giảm viêm ngứa

Sử dụng các loại kem hoặc lotion chứa camphor, menthol, pramoxin, capsaicin, hoặc corticosteroid có thể giúp làm giảm ngứa. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng corticosteroid, chỉ nên sử dụng khi có bằng chứng viêm da.

Thuốc điều trị

Thuốc kháng histamine như hydroxyzine thường được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên cần thực hiện chính xác các chỉ định thuốc đi kèm. Ví dụ một số loại thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ, người cao tuổi cần tránh sử dụng ban ngày để hạn chế nguy cơ té ngã. Ngoài ra, các thuốc khác như doxepin và gabapentin cũng có thể hữu ích trong việc điều trị ngứa.

kem bôi giảm viêm ngứa

Phương pháp trị liệu điện sinh học

Trị liệu điện sinh học được sử dụng để điều trị trong phần lớn trường hợp ngứa da. Tác dụng chính của trị liệu bằng dòng điện giúp cân bằng các yếu tố nội môi. Dòng điện sinh học còn giúp cải thiện miễn dịch và lưu thông khí huyết, nhờ vậy tình trạng viêm nhiễm được giảm thiểu đáng kể. Không chỉ vậy, dinh dưỡng từ thức ăn cũng được dòng điện thúc đẩy tốc độ chuyển hóa, giúp tăng cường thể trạng và hạn chế nguy cơ da bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.

Những điểm chính cần lưu ý

  • Ngứa da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng đến bệnh lý hệ thống và thậm chí tình trạng tâm lý.
  • Ngứa da ở trẻ em và người cao tuổi có thể phức tạp hơn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy yếu. Ngoài ra, việc hạn chế trong chỉ định sử dụng thuốc cũng là rào cản điều trị.
  • Việc đánh giá triệu chứng ngứa đòi hỏi sự quan tâm đến tiền sử, vị trí, và tính chất của ngứa.
  • Điều trị ngứa da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng, bao gồm chăm sóc da tại chỗ, thuốc điều trị tại chỗ, và thuốc điều trị toàn thân.
  • Việc thăm khám và theo dõi từ một bác sĩ da liễu là quan trọng khi bạn gặp ngứa da kéo dài hoặc nghi ngờ có bất kỳ vấn đề nào về da liễu.

Hỏi đáp liên quan đến ngứa da

Dưới đây là phần trả lời ngắn gọn một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngứa da:

H: Bị dị ứng da kiêng ăn gì?

Đ: Bị dị ứng da sẽ kiêng ăn các loại thực phẩm tính nhiệt, cay nóng và nhiều dầu mỡ.

H: Nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân có nguy hiểm không?

Đ: Nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Nếu triệu chứng đi kèm với sốt và không thuyên giảm, hãy tìm đến sự giúp đỡ y tế.

H: Trẻ sơ sinh dùng thuốc điều trị ngứa da được không?

Những điểm chính cần lưu ý về ngứa da

Đ: Bố mẹ cần chú ý đến thành phần trong thuốc điều trị. Thông thường, ở độ tuổi nhỏ, sử dụng kem bôi dưỡng ẩm và chăm sóc da được khuyến nghị nhiều hơn thay vì sử dụng thuốc.

H: Nổi mẩn không ngứa có nguy hiểm không?

Đ: Có nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Do tính phức tạp của bệnh lý, những trường hợp này cần được theo dõi cẩn thận.

H: Uống gì khi bị dị ứng?

Đ: Khi bị dị ứng, điều quan trọng đầu tiên hãy uống đủ nước. Điều này giúp đào thải độc tố trong cơ thể qua đường bài tiết. Ngoài ra, có thể dùng các loại nước từ rau củ quả như rau má, cần tây, diếp cá… Chúng vừa có thể thay thế nước lọc vừa tăng cường vitamin, khoáng chất để tăng đề kháng cơ thể.

Thông qua bài viết này, ASIN mong muốn bạn có thể chuẩn bị cho mình thêm những kỹ năng cần thiết trong phòng ngừa và điều trị ngứa da cũng như bảo vệ sức khỏe da của mình tốt hơn.