Hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ khiến da bé dễ kích ứng trước các tác nhân ngoài môi trường. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Bài viết này dưới đây sẽ nêu một số cách khắc phục và điều trị tình trạng này.
Bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt
Chúng tay hãy đi sâu hơn vào nguyên nhân khiến da bé bị nổi mẩn đỏ. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả hơn.
Nguyên nhân nổi mẩn ở trẻ em
Nổi mẩn đỏ trên mặt là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Dị ứng da
Dị ứng da là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa ở trẻ em. Các tác nhân gây dị ứng da thường gặp ở trẻ em bao gồm thức ăn, thời tiết, lông động vật,…
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng cũng có thể gây ngứa trên da và nổi mẩn đỏ. Vi sinh vật có hại như nấm, vi khuẩn, virus là thủ phạm gây nên tình trạng này.
Bệnh lý thuộc về da liễu
Nhiều bệnh lý da liễu có triệu chứng ngứa nổi mẩn như viêm da cơ địa, chàm sữa,…
Rối loạn dòng điện sinh học
Hệ chức năng của trẻ em vẫn chưa hoàn thiện và ổn định. Do đó, việc rối loạn dòng điện sinh học là chuyện thường gặp, cơ thể sẽ có những phản ứng cần thiết như sốt, nổi mẩn hay ngứa da.
Tác dụng phụ thuốc điều trị
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ngứa nổi mẩn như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,…
Phòng ngừa giảm nổi mẩn trên mặt cho bé
Dựa trên nguyên nhân gây nổi mẩn, có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu tình trạng này:
Tạo môi trường kín tránh tác nhân gây dị ứng
Bằng cách tạo môi trường kín, tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật.
Điều trị nhiễm trùng da
Nếu da bé nổi mẩn đỏ do nhiễm trùng, cần điều trị bằng thuốc kháng theo chỉ định bác sĩ.
Sử dụng kem bôi trị ngứa
Nếu da mặt bé nổi mẩn đỏ do vấn đề da liễu, có thể sử dụng kem bôi trị ngứa hoặc bổ sung kẽm cho con.
Một số mẹo trị nổi mẩn cho bé tại nhà
Dưới đây là một số mẹo trị nổi mẩn cho bé tại nhà:
Tắm nhiệt độ ấm
Tắm nước ấm giúp làm dịu da và giảm ngứa cho bé. Một chút muối biển trong nước tắm sẽ làm tăng hiệu quả giảm ngứa. Ngoài ra có thể thêm dầu oliu để giúp tạo độ ẩm da tốt hơn.
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm hoạt chất dịu nhẹ giúp giữ ẩm cho da và giảm ngứa. Bố mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi và cồn.
Mặc quần áo thoáng rộng
Quần áo rộng thoáng sẽ giúp da bé không bị cọ xát và giảm ngứa.
Tránh bé gãi
Gãi hoặc chà xát mạnh có thể làm tổn thương da. Lớp mô biểu bì tổn thương khiến tình trạng nổi mẩn trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt của bé không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác như sốt, phát ban… bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán kỹ hơn và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên của ASIN sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết cho bố mẹ để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe con yêu.
Đọc thêm
Lựa chọn loại kem trị viêm da cơ địa nào tốt cho bé là vấn đề rất được các phụ huynh quan tâm. Trong bài […]
Nổi mẩn đỏ khắp người mà không ngứa là bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào và ngăn chặn lây lan […]
Ngứa toàn thân nổi mẩn là triệu chứng da nhiều người gặp phải. Không chỉ do bệnh lý da liễu, tình trạng này có thể […]
Nổi mẩn đỏ ngứa hình tròn trên da là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Trong bài viết dưới đây của ASIN, chúng ta […]
Bị ngứa toàn thân vào ban đêm là tình trạng nhiều người gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu và khắc phục vấn đề này với […]