Chân nổi mẩn đỏ không ngứa

| 12/10/2023

Khu vực da trên chân bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là tình trạng gây hoang mang cho nhiều người. Có nhiều nguyên nhân bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng này. Phần lớn trường hợp thường tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe bạn cần nghiêm túc lắng nghe cơ thể.

Chân nổi mẩn đỏ không ngứa vì sao?

Không phải trường hợp chân nổi mẩn đỏ không ngứa nào cũng nguy hiểm. Bạn cần đánh giá mức độ mẩn đỏ, xác định nguyên nhân để có những phương án điều trị thích hợp. Một số nguyên nhân khiến da nổi mẩn không ngứa bao gồm:

Giãn mao mạch

Giãn mao mạch là tình trạng các mạch máu nhỏ li ti dưới da bị giãn do tắc nghẽn. Bề mặt da giãn mao mạch sẽ nổi các mụn tấm xanh đỏ dạng lưới nhện. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các vùng da dễ tổn thương như tay chân, bắp đùi, khoeo..

Nhiễm siêu virus

Khi nhiễm bệnh do siêu virus, triệu chứng đầu tiên là sốt cao trên 39 độ C. Đi kèm với mệt mỏi do sốt còn có sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ. Hiện tượng này thường tự giảm dần trong 7 – 10 ngày khi hệ bạch huyết đánh bại được virus.

Sốt phát ban

Sốt phát ban thường gây ra các nốt đỏ không ngứa trên da, phần lớn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng như tiêu chảy, nhức cơ và đau họng…

Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh gây ra tình trạng da nổi ban đỏ không ngứa. Nốt đỏ do zona có thể lan nhanh sang các vùng da khác.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng da, viêm phổi, chèn ép mạch máu và thần kinh…

U máu

Chân nổi mẩn đỏ không ngứa

U máu đến từ sự tăng sinh mạch máu quá mức. Giai đoạn đầu tiên của bệnh thường xuất hiện nốt và phớt xanh đỏ trên da. U máu thường nổi trên bề mặt vùng da ngực, cổ, lưng và có thể lan xuống tận dưới chân,… Khối u khi phát triển đến một kích tước nhất định có thể sẽ vỡ gây xuất huyết, lở loét, chèn ép nội tạng…

Làm gì khi nổi mẩn không ngứa trên da chân?

Qua những thông tin ở trên, có thể thấy triệu chứng chân nổi mẩn đỏ không ngứa tiềm tàng một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên quá khẩn trương với tình trạng này. Trước tiên nên đánh giá mức độ nổi mẩn và theo dõi khả năng lan rộng của chúng trong khoảng thời gian cho phép. Tiếp đến, hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh chăm sóc da. Ngoài ra hãy bổ sung dòng điện sinh học bằng cách nạp đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết và tập luyện tăng cường thể chất. Điều này giúp cải thiện miễn dịch và đề kháng cơ thể phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.

Nếu tình trạng chân nổi mẩn đỏ không ngứa trầm trọng hơn vượt ngoài khả năng kiểm soát, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.

Bài viết này của ASIN mong muốn sẽ cung cấp được các thông tin cần thiết để bạn dễ định hướng hơn trong điều trị tình trạng chân nổi mẩn đỏ không ngứa cho mình và những người xung quanh.

Đọc thêm

Kem trị viêm da cơ địa cho bé

Lựa chọn loại kem trị viêm da cơ địa nào tốt cho bé là vấn đề rất được các phụ huynh quan tâm. Trong bài […]

| 19/10/2023
Nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa
Nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa

Nổi mẩn đỏ khắp người mà không ngứa là bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào và ngăn chặn lây lan […]

| 19/10/2023
Ngứa toàn thân nổi mẩn vì sao?
Ngứa toàn thân nổi mẩn vì sao?

Ngứa toàn thân nổi mẩn là triệu chứng da nhiều người gặp phải. Không chỉ do bệnh lý da liễu, tình trạng này có thể […]

| 18/10/2023
Da nổi mẩn đỏ ngứa hình tròn là bệnh gì?
Da nổi mẩn đỏ ngứa hình tròn là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa hình tròn trên da là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Trong bài viết dưới đây của ASIN, chúng ta […]

| 18/10/2023
Bị ngứa toàn thân vào ban đêm vì sao?
Bị ngứa toàn thân vào ban đêm vì sao?

Bị ngứa toàn thân vào ban đêm là tình trạng nhiều người gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu và khắc phục vấn đề này với […]

| 18/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index