Bị ngứa là triệu chứng thường xuyên thấy ở con trẻ. Vậy lý do tại sao trẻ hay bị ngứa? Cách để khắc phục tình trạng ngứa da ở trẻ em như thế nào? Bài viết dưới đây của ASIN sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn những kỹ năng bảo vệ sức khỏe da cho con em mình.
Tại sao trẻ hay bị ngứa?
Trẻ bị ngứa da có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xác định được chính xác nguyên nhân khiến trẻ ngứa sẽ giúp đưa ra những giải pháp khắc phục triệu chứng nhanh hơn. Ngoài ra, còn giúp trẻ thoải mái, ngủ ngon và yên tâm vận động.
Dị ứng tiếp xúc
Dị ứng tiếp xúc xảy ra khi trẻ tiếp xúc với một chất gây dị ứng. Các chất này tồn tại trong các sản phẩm chăm sóc da, nước rửa tay hoặc thuốc nhuộm trong quần áo. Các chất này có thể gây viêm nhiễm và ngứa da.
Dị ứng phấn hoa
Phấn hoa có thể là nguyên nhân gây ngứa da. Trẻ có thể tiếp xúc với phấn hoa khi ra ngoài và sau đó phản ứng với việc tổn thương da và ngứa. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ hen suyễn bởi phấn hoa.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da hay viêm da cơ địa có thể gây ngứa ở trẻ. Nếu trẻ có một vết thương nhỏ hoặc viêm nhiễm da, nó có thể gây khó chịu và ngứa.
Vết rôm sảy và bọ chét
Trẻ có thể bị ngứa do rôm sảy hoặc bọ chét cắn khi chơi với vật nuôi. Những vết thương này thường gây sưng ngứa.
Rối loạn dòng điện sinh học
Đây là vấn đề thường thấy khi các hệ chức năng vẫn đang phát triển chưa toàn vẹn. Rối loạn dòng điện sinh học dẫn tới suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ viêm nhiễm gây ngứa.
Dị ứng kháng sinh
Dị ứng kháng sinh có thể xảy ra khi trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh có thể gây nóng gan, từ đó dẫn tới ngứa, nổi mẩn và kích ứng da.
Bệnh lý tự miễn
Một số bệnh lý tự miễn ở trẻ em như viêm khớp, lupus ban đỏ, viêm tuyến giáp, thiếu máu, viêm cầu thận… cũng có thể gây nổi hạt ở các vùng da gây ngứa.
Cách khắc phục vấn đề ngứa ở trẻ em
Có nhiều biện pháp để khắc phục và giảm triệu chứng ngứa ở trẻ em. Nổi bật trong số đó là các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nguyên nhân bởi các chức năng cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Vệc điều trị sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy từ tác dụng phụ của thuốc bởi cơ chế đào thải yếu.
Cha mẹ cần luôn vệ sinh sạch sẽ và duy trì độ ẩm vùng da bị ngứa của con. Có thể thêm một chút muối biển, chanh hoặc dầu olive khi tắm để giữ ẩm và sát khuẩn vùng da ngứa. Hãy tạo cho con thói quen ăn rau củ quả để tăng cường vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường sức mạnh thể chất cho bé, tiết mồ hôi giúp thải độc.
Nếu các triệu chứng ngứa của trẻ trở nên trầm trọng hơn hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý cũng như vận động, phụ huynh nên đưa con đi thăm khám và xét nghiệm ở bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cụ thể và chi tiết.
Đọc thêm
Lựa chọn loại kem trị viêm da cơ địa nào tốt cho bé là vấn đề rất được các phụ huynh quan tâm. Trong bài […]
Nổi mẩn đỏ khắp người mà không ngứa là bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào và ngăn chặn lây lan […]
Ngứa toàn thân nổi mẩn là triệu chứng da nhiều người gặp phải. Không chỉ do bệnh lý da liễu, tình trạng này có thể […]
Nổi mẩn đỏ ngứa hình tròn trên da là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Trong bài viết dưới đây của ASIN, chúng ta […]
Bị ngứa toàn thân vào ban đêm là tình trạng nhiều người gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu và khắc phục vấn đề này với […]