Giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào?

Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ. Vậy suy giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào?

Suy giãn tĩnh mạch xuất hiện ở nhiều đối tượng ít vận động, đặc biệt là nữ giới. Những ảnh hưởng tới sức khỏe không dễ nhận biết nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là việc tĩnh mạch chân sưng phù, gân xanh nổi rõ. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể thường xuyên cảm thấy đau nhức và chuột rút chân.

Thông thường suy giãn tĩnh mạch chân có thể khám tại khoa tim mạch hoặc khoa nội tổng hợp. Một số bệnh viện đã xây dựng chuyên khoa mạch máu riêng xử lý các vấn đề suy giãn tĩnh mạch.

Biến chứng nguy hiểm

Suy giãn tĩnh mạch chân không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Mặc dù vậy, đó có thể là tiền đề của những biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan để bệnh phát triển quá nặng.

  • Viêm loét: Vùng da chân bị giãn tĩnh mạch kéo dài sẽ xuất hiện những vết loét ở xung quanh. Da chân đổi màu đỏ sạm, gây đau đớn cho người bệnh. Viêm loét da thường xảy ra nhiều nhất ở vùng mắt cá chân.

  • Hình thành huyết khối: Sưng tĩnh mạch kéo dài khiến máu đông thành cục.

  • Vỡ tĩnh mạch: Có thể xảy ra trong trường hợp tĩnh mạch chân suy giãn trầm trọng. Nếu người bệnh vận động quá mạnh có thể xảy ra tình trạng căng vỡ tĩnh mạch. Điều này có thể gây ra tình trạng xuất huyết nội khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân áp dụng theo hai phương pháp bảo tồn và ngoại khoa cắt bỏ. Điều trị bảo tồn cho phép giữ lại tĩnh mạch bằng các biện pháp chăm sóc tự nhiên và tăng cường độ linh hoạt của tĩnh mạch. Điều trị cắt bỏ cho phép loại bỏ tĩnh mạch suy yếu bằng các biện pháp phẫu thuật dùng dao mổ, laser…

Giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào?

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn áp dụng cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân thể nhẹ. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như sử dụng thuốc giãn mạch, chườm, thay đổi chế độ ăn và tập luyện. Ngoài ra, có thể kết hợp trị liệu điện sinh học để tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe tổng quát và ngăn ngừa diễn biến bệnh tăng nặng.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng cho các trường hợp tình trạng tĩnh mạch đã suy yếu nặng hoặc xuất hiện biến chứng. Có nhiều phương pháp cho phép cắt bỏ tĩnh mạch chân suy yếu, từ phẫu thuật truyền thống cho tới sử dụng sóng cao tần, laser.

Mọi phản hồi về bài viết: “Giãn tĩnh mạch chân khám khoa nào” xin liên hệ qua Hotline của ASIN bên dưới.

 

 

Đọc thêm

Chữa suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý gây ra thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà […]

Nha đam trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống, xoa bóp tinh dầu, thay đổi chế độ […]

Thực phẩm chức năng giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có thể áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc hỗ trợ, một trong số đó là sử dụng thực phẩm chức […]

Giãn tĩnh mạch nông và sâu

Giãn tĩnh mạch nông và sâu phân biệt như thế nào? Trong hai loại giãn tĩnh mạch này, loại nào nguy hiểm hơn và cần […]

Kem bôi giãn tĩnh mạch loại nào tốt nhất?

Kem bôi giãn tĩnh mạch là một giải pháp tốt trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index