Thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh gây ra bởi sự suy thoái, mất nước và rách đĩa đệm, dẫn đến chèn ép dây thần kinh và tủy sống. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Tuổi tác

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý tuổi già, thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên. Lúc này các tế bào dừng phát triển, khả năng tái tạo thấp. Hệ bạch cầu hoạt động kém hiệu quả tạo điều kiện cho những tác nhân có hại gây sưng viêm.

Chấn thương

Chấn thương cột sống, chẳng hạn như tai nạn giao thông, té ngã có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng.

Tư thế xấu khi ngồi và làm việc

Ngồi nhiều và các tư thế xấu làm tăng áp lực lên đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Béo phì

Béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, các mô chèn ép dây thần kinh.

Các cơn đau ở những người thừa cân có cường độ và tần suất cao hơn.

Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Các chất kích thích có hại cản trở, làm suy yếu miễn dịch và hoạt động hệ chức năng.

Ví dụ lượng nicotin trong thuốc lá làm chậm quá trình tái tạo xương, gây tiêu loãng xương.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng là những cơn đau. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng đau âm ỉ nhẹ hoặc dữ dội. Cơn đau từ lưng lan xuống eo và cả tay chân dẫn đến tê bì.

Tê bì có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân, thường tập trung ở bàn chân, ngón chân và bắp chân. Vấn đề này xuất phát từ việc dây thần kinh bị chèn ép. Nó gây ra cảm giác tê liệt và cản trở hoạt động hàng ngày. Không chỉ vậy, thoái hóa còn thể hiện qua suy yếu cơ bắp chân. Khả năng chống trụ của cơ thể trở nên khó khăn và mất thăng bằng.

Ngoài ra, bệnh lý thoái hóa cột sóng còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Điều này thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các hệ chức năng cơ thể.

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng có thể được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng và chụp chiếu hình ảnh.

Một số phương pháp chụp chiếu như X-quang, MRI và CT scan cho kết quả chính xác. Áp dụng các phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng của người bệnh. 

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Các phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau đặc trị

Thuốc giảm đau, chống viêm và giãn cơ có thể được bác sĩ chỉ định điều trị. Phương pháp này cho phép giảm đau nhanh chóng, tuy vậy hiệu quả không lâu dài và nhanh tái phát.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Triệu chứng đau dữ dội, tê bì chân tay và không thể đi lại bình thường trở nên rõ rệt hơn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp. Nó giúp giảm áp lực xương khớp và cải thiện khả năng vận động.

Hiện tại có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị thoái hóa cột sống.

Kinesio taping (Băng dán thể thao), thủy trị liệu, châm cứu bấm huyệt đều cho những hiệu quả nhất định. Đặc biệt có phương pháp trị liệu điện sinh học cho kết quả rất tốt trong điều trị thoái hóa cột sống lưng.

Phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng

Để phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa, hãy tuân thủ những biện pháp đơn giản sau:

  1. Duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
  2. Tránh ngồi lâu, mang vác nặng và làm việc quá sức. Bạn cần nghỉ ngơi và thay đổi tư thế thường xuyên.
  3. Tập thể dục đều đặn để tăng cường cơ bắp và linh hoạt cột sống.
  4. Đảm bảo có giấc ngủ đủ và chất lượng để cơ thể hồi phục.
  5. Từ bỏ hút thuốc lá hoặc không hút thuốc.
  6. Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin C, D và canxi.

Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe cột sống hiệu quả.

Hãy liên hệ với ASIN qua số Hotline: 0352 562 401 để được chuyên gia Cơ-xương-khớp tư vấn phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng.

Đọc thêm

Cổ chân bị sưng đau
Cổ chân bị sưng đau

Cổ chân bị sưng đau là triệu chứng thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng sưng đau không […]

Bị viêm khớp kiêng ăn gì?
Bị viêm khớp kiêng ăn gì?

Viêm khớp là một bệnh mạn tính gây đau, sưng và cứng khớp. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, bao gồm tuổi tác, chấn […]

Yoga trị đau khớp gối
Yoga trị đau khớp gối

Yoga là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của khớp gối. Các tư thế yoga có thể giúp […]

Những bệnh không nên đi bộ
Những bệnh không nên đi bộ

Đi bộ là một bài tập thể dục tốt, nhẹ nhàng và hiệu quả cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng […]

Bài tập đau khớp gối
Bài tập đau khớp gối

Đau khớp gối gây ảnh hưởng không tốt đến vận động cũng như sinh hoạt của bạn. Chưa xét tới những lý do tuổi tác […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index