Những bệnh không nên đi bộ

Đi bộ là một bài tập thể dục tốt, nhẹ nhàng và hiệu quả cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đi bộ. Có những bệnh lý không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng hoặc gây ra những tổn thương không đáng có cho người bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp một số bệnh lý cụ thể và lưu ý khi đi bộ cho bạn.

Những bệnh lý không nên đi bộ

Một số bệnh lý đến một ngưỡng mức độ sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn dù chỉ là đi bộ. Đi bộ dù là một bộ môn nhẹ nhàng nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Nó gây rối loạn các yếu tố đường huyết, nhịp tim và áp lực lên cơ xương khớp.

Bệnh tim

Đối với người mắc bệnh tim, việc tăng nhịp tim và huyết áp có thể gây ra một số rủi ro. Điều này liên quan đến việc trái tim của họ đã suy yếu và không hoạt động hiệu quả.

Khi tăng cường hoạt động thể chất, có thể tạo áp lực lớn lên mạch và đẩy nhanh tuần hoàn máu. Từ đó dẫn đến huyết áp tăng nhanh và nhịp tim rối loạn. Điều này có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm như suy tim, đau ngực hoặc nguy cơ đột quỵ đối với những người mắc bệnh tim.

Bệnh phổi

Hệ thống phổi chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho máu và loại bỏ khí carbon dioxide.

Khi mắc các bệnh phổi như hen suyễn, tăng nhẹ hoặc bệnh tắc nghẽn một phần, khả năng hô hấp của phổi bị hạn chế.

Lúc này việc duy trì cung cấp oxy cho cơ thể trở nên khó khăn hơn. Đi bộ có thể làm tăng nhu cầu oxy, gây khó khăn cho những người bị bệnh phổi.

Những bệnh không nên đi bộ

Bệnh huyết áp cao

Đi bộ có thể làm tăng huyết áp nên cần cân nhắc đối với những người huyết áp cao. Khi ta tập luyện hoặc vận động mạnh, cơ tim phải bơm máu nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng áp lực trong các thành mạch và khiến huyết áp tăng cao hơn.

Bệnh tiểu đường

Khi tập luyện, cơ thể sử dụng năng lượng từ đường trong máu để duy trì hoạt động của các cơ và hệ thống. Điều này có thể làm giảm mức đường huyết trong máu. Đi bộ có thể làm giảm đường huyết và tăng nguy cơ gây ra hạ đường huyết (hypoglycemia).

Bệnh viêm khớp, loãng xương

Đi bộ có thể gây đau đớn cho những người bệnh viêm khớp nếu thực hiện sai tư thế hoặc cường độ cao.

Khi đó tải trọng cơ thể dồn xuống dẫn đến khớp quá tải.

Điều này gây ra sưng viêm, chèn ép dây thần kinh, thậm chí thoát vị.

Tương tự như vậy đối với người có mật độ xương thấp.

Bệnh viêm khớp, loãng xương

Việc thực hiện các hoạt động như đi bộ có thể tạo ra nguy cơ gãy xương hoặc tổn thương nặng hơn. Xương có thể bị stress một cách không cân đối, dẫn đến nguy cơ gãy cao hơn so với người không mắc bệnh loãng xương.

Nâng cao sức khỏe tổng quát

Những khuyến cáo bệnh lý liệt kê ở trên rất quan trọng. Tuy nhiên, không có nghĩa là người bệnh phải hoàn toàn tránh tập thể dục. 

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì sức khỏe tim phổi, cân nặng và cơ bắp. 

Để giảm nguy cơ tổn thương, người bệnh cần được đánh giá mức độ và dạng tập luyện thích hợp. Biện pháp cụ thể có thể bao gồm điều chỉnh tốc độ và thời gian tập luyện.

Việc sử dụng những công cụ hỗ trợ như đai khớp, gậy chống có thể giảm áp lực lên xương.

Nâng cao sức khỏe tổng quát

Ngoài ra, việc cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Bạn có thể chọn lọc tập trung vào các hoạt động không tạo nhiều stress lên xương. Nên tham khảo các bộ môn trong nước như bơi lội hay thủy trị liệu.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu điện sinh học. Dòng điện kích thích vận động, tăng sinh tế bào, an toàn và không dùng thuốc. Sức khỏe tổng quát được cải thiện, từ tim phổi cho tới các hệ chức năng. Khi đã duy trì được ngưỡng ổn định, lúc đó có thể tái khởi động các bộ môn tập luyện như đi bộ.

Để được tư vấn kỹ hơn về những bệnh lý không nên đi bộ và cách cải thiện sức khỏe, hãy liên hệ với chuyên gia của ASIN qua số Hotline bên dưới.

 

Đọc thêm

Cổ chân bị sưng đau
Cổ chân bị sưng đau

Cổ chân bị sưng đau là triệu chứng thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng sưng đau không […]

Bị viêm khớp kiêng ăn gì?
Bị viêm khớp kiêng ăn gì?

Viêm khớp là một bệnh mạn tính gây đau, sưng và cứng khớp. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, bao gồm tuổi tác, chấn […]

Yoga trị đau khớp gối
Yoga trị đau khớp gối

Yoga là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của khớp gối. Các tư thế yoga có thể giúp […]

Bài tập đau khớp gối
Bài tập đau khớp gối

Đau khớp gối gây ảnh hưởng không tốt đến vận động cũng như sinh hoạt của bạn. Chưa xét tới những lý do tuổi tác […]

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không?

Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Mọi bệnh lý đều có thể chữa trị hiệu quả dựa trên việc xử lý các […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0352562401
Index