Trong quá trình mang thai, nhiều thai phụ phải trải qua tình trạng đau khớp háng. Sau khi vượt cạn thành công, nhiều trường hợp chị em vẫn chưa giải quyết dứt điểm được vấn đề khớp háng. Bài viết dưới đây của ASIN giới thiệu một số bài tập giúp giảm đau khớp háng sau sinh để các chị em tham khảo và cải thiện tình trạng của mình.
Bài tập giảm đau khớp háng sau sinh
Sau khi sinh, dây chằng và cơ bắp cũng có thể bị giãn và suy yếu. Tập luyện là biện pháp tự nhiên tốt và không tốn kém giúp phục hồi chức năng khớp háng và lấy lại vóc dáng.
Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu trong yoga là một động tác giúp cải thiện sức mạnh cho các cơ vùng mông, bụng, và gân kheo. Nếu được thực hiện đúng cách, bài tập này có thể giúp giảm đau thắt lưng và đau xương chậu sau khi sinh con.
- Nằm ngửa trên mặt sàn và đặt hai tay dưới mông.
- Co đầu gối lại sao cho lòng bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.
- Siết chặt cơ bụng và cơ mông và đẩy mông lên
- Nâng hông lên cao để tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến vai.
- Đồng thời, siết chặt cơ vùng lõi và hít thở sâu.
- Giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây.
- Hạ người về lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác này ít nhất 10 lần để có kết quả tốt nhất.
Tư thế chim đại bàng
Tư thế chim đại bàng là một bài tập khá khó, nhưng nó mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau và tăng tính linh hoạt cho bắp chân, đùi, và xương chậu. Đây là cách thực hiện:
- Đứng thẳng, đặt đôi chân cách xa với nhau.
- Nhẹ nhàng gập đầu gối của chân phải và quấn chúng lên chân trái, sao cho đầu gối chân trái chạm vào gót chân bên phải.
- Giơ tay lên cao và quấn vòng qua nhau sao cho khuỷu tay của bạn chồng lên nhau, tạo thành một góc 90 độ.
- Giữ thăng bằng trong khoảng thời gian từ 30 giây và trong thời gian này hít thở sâu và chậm để tập trung tối đa.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là một bài tập yoga cơ bản và dễ thực hiện. Tập tư thế yoga này giúp giảm đau ở lưng, cổ, bụng, và xương chậu hiệu quả. Bạn có thể thực hiện hàng ngày trong thời gian rảnh rỗi để tăng tính linh hoạt của cơ thể và giảm căng thẳng.
- Nằm sấp trên thảm yoga và duỗi hai chân ra sau sao cho đầu gối tiếp xúc với mặt sàn. Hai tay được đặt thả lỏng gần cơ thể.
- Sử dụng lực từ bàn tay, đẩy cơ thể lên dần. Khi làm điều này, hãy tiếp tục nâng phần thân trên cơ thể.
- Tiếp tục đẩy đến khi cơ thể được kéo căng. Đặc biệt, hãy kéo vai ngược về phía sau và giữ hông thật chặt.
- Giữ tư thế này trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 giây.
- Lặp lại động tác này từ 3 đến 5 lần, tùy thuộc vào sức lực của bạn.
Lời khuyên của huấn luyện viên ASIN
Ban đầu, các bài tập khớp háng nên được thực hiện với cường độ và thời gian vừa phải. Sau đó, chị em có thể điều chỉnh tăng dần tùy thuộc vào khả năng thích ứng của cơ thể. Tránh tập quá sức hoặc thực hiện những động tác khó ngoài khả năng. Ngoài tập luyện, chị em vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bổ sung dinh dưỡng và tập luyện là 2 yếu tố quan trọng giúp cân bằng dòng điện sinh học, yếu tố sống còn để vận hành một cơ thể khỏe mạnh nói chung và phục hồi chức năng khớp háng nói riêng.
Đọc thêm
Đau khớp háng khi tập gym là tình trạng thường gặp phải trong quá trình rèn luyện sức khỏe. Hãy cùng ASIN tìm giải pháp […]
Bấm huyệt là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để chữa đau khớp háng. Phương pháp này xuất phát từ Trung Quốc và […]
Tràn dịch khớp háng là một vấn đề gặp phải ở trẻ em do tình trạng dịch lỏng tích tụ trong khớp háng. Dịch lỏng […]
Cơn đau háng xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ có phải là dấu hiệu sắp sinh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ […]
Bà bầu bị đau khớp háng bên trái không phải là vấn đề xa lạ. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra cơn đau háng […]